Thông tư quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Ngày 15/8, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 13/2013/TT-BXD về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

Xem thêm : Mẫu Hồ sơ thẩm tra

Thông tư này quy định việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triến khai ngay sau thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 15/2013/NĐ-CP).
Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; chủ đầu tư xây dựng công trình; các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

>> Tham khảo : Mẫu hợp đồng thẩm tra

Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Trường hợp thiết kế một bước: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình; Trường hợp thiết kế hai bước , thiết kế ba bước hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở: Chủ đầu tư tổ chức thấm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường họp thiết kế hai bước và thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Trong quá trình thẩm định, khi cần thiết chủ đàu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra các nội dung phục vụ thẩm định, phê duyệt thiết kế. Nội dung thuê thẩm tra theo quy định tại Điểm c, Điểm d, Điếm đ và Điếm e Khoản 3 của Điều này.
Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này trước khi thực hiện việc phê duyệt thiết kế.

>> Xem thêm: Mẫu báo cáo thẩm tra công trình

Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng công trình gồm: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế; Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật , các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền – móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình.

Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp tác công – tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác . Nội dung thẩm tra thiết kế bao gồm nội dung quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điếm c Khoản 1 của Điều này; Sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (trong trường hợp thiết kế một bước); Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiếm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.

Thông tư cũng chỉ rõ thời gian thẩm tra: Đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I: Thời gian thẩm tra không quá 40 ngày làm việc; Đối với các công trình còn lại, trừ các công trình đã quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều này: Thời gian thẩm tra không quá 30 ngày làm việc; Đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ: Thời gian thẩm tra không quá 20 ngày làm việc.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 9 năm 2013.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉