Biện pháp thi công hàng rào sắt

Trong quá trình làm hồ sơ dự thầu thì bước lập biện pháp thi công cũng rất cần thiết.

Dowload Biện pháp thi công hàng rào sắt

Mật khẩu : Cuối bài viết

Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo biện pháp thi công hàng rào sắt.

Mời quý vị tham khảo :Báo giá thi công hàng rào sắt
Mời quý vị tham khảo :Mẫu bản vẽ thiết kế hàng rào sắt
Mời quý vị tham khảo :Top 29 hàng rào sắt không nên bỏ qua

BIỆN PHÁP THI CÔNG HÀNG RÀO SẮT

I.ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH:

  • Tên gói thầu: Xây dựng hàng rào sắt khu vực hạn chế an ninh tại Nội Bài đáp ứng yêu cầu Thông tư 30/2012/TT-BGTVT .
  • Tên công trình: Xây dựng hàng rào sắt khu vực hạn chế an ninh tại Nội Bài đáp ứng yêu cầu Thông tư 30/2012/TT-BGTVT.
  • Địa điểm xây dựng: Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay.

II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA GÓI THẦU

1) Hàng rào sắt:

Dài 166,38m cao 2,45m sơn màu xanh sẫm làm bằng thép đặc 14×14, trên củ gang đúc sơn màu nhũ đồng. Hàng rào cứ 3m bố trí 1 cột trụ 300x300x2450 kết hợp thép đặc 20×20 được uốn thành các hình trang trí và thép hộp 40x40x2, gắn quả cầu sắt D50, mũ trụ được úp thép tấm dày 5mm.

2) Cổng vào số 3 :

Khung thép hộp 60x60x1.8 kết hợp thép đặc 14×14, trên củ gang đúc sơn màu nhũ đồng, phía dưới là lớp tôn dày 0.8mm. Cổng dùng mô tơ đẩy, dây điện sử dụng dây dẫn 2×2.5mm lắp ống bảo hộ.

III. THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI CÔNG:

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và qui mô của từng công việc, biện pháp thi công tổng thể được thực hiện như sau :

– Đội thi công coffa +Bê tông

– Đội gia công kết cấu thép.

Mỗi đội thi công đảm nhận từng công việc và dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng, và các giám sát kỹ thuật công trình.

Công tác tổ chức thi công phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui phạm do Nhà Nước ban hành.

TCVN 4055 : 1985 – Tổ chức thi công.

YÊU CẦU CHUNG :

– Để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công, chất lượng và tuỳ vào mặt bằng thi công, biện pháp thi công tổng thể chủ yếu thi công bằng thủ công kết hợp với cơ giới.

– Đồng thời biện pháp thi công phải đáp ứng được yêu cầu :

+ Đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật công trình.

+ Đảm bảo tính ổn định của kết cấu, an toàn cho công trình.

+ Hoàn thiện gọn gàng để có thể vừa thi công vừa bảo vệ các kết cấu đã thực hiện, tuyệt đối tránh sự chồng chất của các phần công việc làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

+ Trong thi công các đội phối hợp nhau về cao độ cũng như sử dụng máy móc thiết bị, nhân lực.

+ Đảm bảo an tòan lao động, vệ sinh môi trường và an ninh khu vực.

CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG:

Bàn giao mặt bằng& định vị công trình

Ngay sau khi được chọn thầu và đã có hồ sơ thiết kế, đơn vị thi công sẽ cử Cán bộ kỹ thuật liên hệ làm việc cùng với Chủ đầu tư (bên A) để :

– Khảo sát, lập biên bản giao nhận tim, tuyến, mốc và cao độ công trình.

– Lập phương án nguồn cung cấp điện, nước phục vụ thi công: Phối hợp với Chủ đầu tư để lo việc dẫn dắt vào mặt bằng công trình, đồng thời có trách nhiệm bảo quản nguồn cũng như nội qui sử dụng.

Lập biện pháp che chắn, ngăn cách và có những qui định cụ thể cho công nhân, không được đi lại lộn xộn trong khu vực, những thiết bị – vật tư tập kết về công trình phải để đúng nơi qui định theo tổ chức mặt bằng thi công. Đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường  và an ninh của khu vực.

Căn cứ bản vẽ thiết kế kỹ thuật cùng biên bản bàn giao mặt bằng tim, tuyến, mốc. Đơn vị thi công dùng máy kinh vĩ và thủy chuẩn định vị tim, tuyến cho công trình, các mốc chuẩn ở bốn góc; ở vị trí tim mốc đặt biển báo để bảo vệ và phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của thi công. Các cốt chuẩn phải được xác định và đánh dấu bằng sơn đỏ gởi vào các vị trí dễ quan sát nhưng không chuyển vị bởi các yếu tố khách quan.

b.Quy hoạch tổng mặt bằng thi công:

  • Phương án tổ chức mặt bằng thi công, đơn vị thi công sẽ bàn bạc cùng trước

giữa các bên liên quan. Chủ Đầu Tư phê duyệt và chỉ thực hiện khi có sự chấp

thuận của Chủ đầu tư.

  • Các hạng mục tổ chức mặt bằng thi công đơn vị thi công sẽ thực hiện ngay sau thời điểm Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng.
  • Các hạng mục gồm :

Văn phòng BCH :

– Bố trí đầy đủ các dụng cụ phục vụ như một văn phòng làm việc: Bàn, ghế, máy vi tính+ máy in, tủ đựng hồ sơ, các bảng treo tường để ghi chép các thông tin có liên quan đến công trường…

– Dùng làm nơi làm việc cho các thành viên trong Ban Chỉ huy công trường bao gồm: Chỉ huy trưởng, các giám sát, kế toán, thủ kho, bảovệ và các bộ phận khác và để họp giao ban cho nội bộ công trường.

Nhà bảo vệ :

– Được bố trí gần cổng ra vào công trường thi công.

– Bố trí một số bình CO2 tại phòng bảo vệ và một số vị trí trên công trường để kịp thời chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.

– Qui định lối đi lại trong công trường có đặt biển báo cũng như các quy định khác nhằm bảo đảm trật tự và an toàn lao động.

– Bố trí hệ thống cấp nước phòng cháy và trang bị chữa cháy, những phương tiện liên lạc và còi hiệu chữa cháy trong công trường

Nhà kho :

– Được lắp dựng khu vực cao ráo, chắc chắn, không bị thấm dột ảnh hưởng đến chất lượng của vật tư, thường xuyên được bảo trì để khi cần sẽ sử dụng được ngay.

– Đóng sàn gỗ kê cao khỏi mặt nền để chứa các vật liệu có yêu cầu bảo quản tuyệt đối khô như xi măng, các chất phụ gia,… nhằm tránh vật liệu bị hút ẩm từ nền.

Hệ thống điện thi công :

– Lắp đặt hệ thống điện phục vụ thi công có bố trí cầu dao tổng và các cầu dao phụ (cách nhau 30m bố trí 1 cầu dao) dọc theo công trình để tiện thi công và bảo đảm an toàn.

– Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo phục vụ thi công khi trời tối và chiếu sáng đảm bảo an toàn và bảo vệ công trường

  1. Hệ thống nước thi công:
  • Tận dụng hệ thống thoát nước hiện có của công ty.
  • Lắp đặt hệ thong thoát nước tạm từ nơi thi công ra hệ thong thoát nước chung.

Lán trại công nhân:

Bố trí ngoài khu dự kiến xây dựng các hạng mục (vị trí trồng cây xanh) hoặc thuê nhà cho công nhân ở, nhằm tránh tình trạng mất an ninh, trật tự trong công trường.

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

a .Thi công đào đất:

  • Công tác thi công đất được thực hiện theo đúng các yêu cầu về kỹ thuật hiện hành của Việt Nam (TCVN 4447:1987).
  • Trước khi tiến hành thi công đào đất móng kiểm tra lại mặt bằng vị trí đào đất, nếu quá trũng so với mặt bằng chung thì tiến hành thực hiện các biện pháp tiêu thoát nước mặt như bố trí các rãnh tiêu thoát và ngăn ngừa nước mặt từ khu vực khác.
  • Vị trí đào được định vị bằng vạch vôi hoặc lưới cọc đóng trên mặt đất. Hố móng được đào theo đúng kích thước, vị trí thiết kế. Trong quá trình đào nếu gặp nền đất quá yếu hay vướng công trình cũ …, sẽ thông báo với đại diện chủ đầu tư để có phương hướng giải quyết cụ thể.
  • Tất cả các hố đào đều được giữ lại một lớp đất bảo vệ dày khoảng 10cm để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên (gió, mưa, nhiệt độ…). Lớp bảo vệ này chỉ được bóc đi khi đổ lớp bêtông lót.
  • Đất đào được vận chuyển đổ đúng nơi quy định ra ngoài mặt bằng công trình.
  • Móng đào được kiểm tra máy thủy bình, kết hợp dây văng kiểm tra cao trình trục móng đồng thời với việc đào móng, kiểm tra có thể tiến hành làm công tác bê tông lót móng, dùng các mốc cố định (mốc chuẩn) về tim cốt để tiện việc kiểm tra thường xuyên.
  • Thi công đào móng có máy bơm thường trực phòng nước ngập móng do thi công trong khu vực Công trường có mực nước ngầm khá cao.
  • Các hố đào sâu phải có gắn các bảng báo nguy hiểm và hàng rào tam bao vây phục vụ công tác an toan con người và thiết bị.

b.Đổ bê tông lót

  • Trước khi đổ bê tông lót tiến hành công tác kiểm tra lại tim, cốt thi công của tuyến, cốt thi công của từng móng, dọn sạch đáy hố móng.
  • Căn cứ theo cự ly vận chuyển chọn phương tiện vận chuyển bê tông, tiến hành làm đường và cầu công tác cho phương tiện đổ bê tông.
  • Chuẩn bị vật liệu: Vật liệu chuẩn bị cho công tác bê tông bao gồm: xi măng, cát, đá 40×60 và nước.
  • Thiết kế thành phần cấp phối cho bê tông lót căn cứ vào mác xi măng, kích thước đá dăm trong hồ sơ thiết kế.
  • Khi đổ bê tông các phương tiện cơ giới, người đi lại xung quanh hố móng cần có một khoảng cách an toàn với mép hố móng, không được gây sạt lở thành vách ta luy hố móng.
  • Bê tông lót được đổ đúng chiều cao theo thiết kế, đầm kỹ bằng đầm bàn. Khi đầm luôn khống chế thời gian đầm và khoảng cách giữa hai vị trí đầm liền nhau được chồng lên nhau một khoảng 3 – 5 cm.
  • Sau khi đổ bê tông xong cần có rào chắn, gắn biển báo hiệu để người đi lại không bị sa vào hố móng dẫm nát bê tông lót móng. Cọ rửa các phương tiện trộn bê tông, vận chuyển bê tông.

c.Ván khuôn móng:

  • Công tác ván khuôn tuân theo mục 3: Cốp pha và đà giáo thuộc TCVN 4453:1995 – “ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu”.
  • Ván khuôn được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, độ ổn định, vững chắc chịu được tải trọng động trong quá trình đổ và đầm bê tông gây ra.Ván khuôn dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
  • Ván khuôn được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
  • Ván khuôn gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định của thiết kế. Độ sai lệch kích thước cho phép như sau:
Tên sai lệch Trị số cho phép

 

 

 

 

(mm)

–    Chiều dài, chiều rộng tấm ván khuôn

 

 

 

 

–    Độ gồ ghề trên mặt ván

–    Sai lệch chiều dày ghép cạnh

–    Bề rộng khe hở giữa hai tấm ghép cạnh nhau (hoặc khe nứt)

± 5

 

 

 

 

± 2

± (0,5 – 2)

± 0,5

 

  • Khi lắp dựng ván khuôn đà giáo đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Ván khuôn (Đối với ván khuôn gỗ) đủ độ ẩm thích hợp để giảm biến hình trong thời gian sử dụng ( từ 18 – 23%).

+ Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính.

+ Ván khuôn thành bên của các kết cấu nên lắp dựng  phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha còn lưu lại để chống đỡ.

  • Khi lắp dựng ván khuôn luôn có mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.
  • Trong quá trình thi công lắp dựng ván khuôn và đà giáo, chúng tôi kiểm tra các yêu cầu sau:
  • Hình dáng kích thước của ván khuôn phải phù hợp với kết cấu của thiết kế.
  • Độ phẳng giữa các tấm kết nối: không gồ ghề quá 3mm;
  • Độ kín khít giữa các tấm ván khuôn, giữa ván khuôn và mặt nền đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông;
  • Vệ sinh và mức độ chống dính ván khuôn;
  • Ván khuôn được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ ván khuôn, đà giáo tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông. Đối với ván khuôn thành thẳng đứng không chịu lực do trọng lượng của kết cấu như ván khuôn thành cột… chỉ tháo gỡ khi bêtông đạt được cường độ 25kg/cm2 trở lên để đảm bảo giữ được bề mặt và các góc cạnh không bị sứt mẻ hoặc sạt lỡ. Còn với ván khuôn chịu tải trọng như ván khuôn sàn, đáy dầm… thì thời gian tháo ván khuôn sẽ được dựa vào kết quả thí nghiệm cường độ bêtông. Đặc biệt với ván khuôn dầm phải tháo ván khuôn thành thẳng đứng trước để xem xét chất lượng bêtông, nếu bị nứt rổ thì sẽ được xử lý để bêtông đạt yêu cầu rồi mới tháo ván khuôn còn lại.

d.Thi công bê tông :

  • Các yêu cầu kỹ thuật:
  • Công tác thi công bê tông tuân thủ theo quy trình kỹ thuật ở mục 6 ” Thi công bê tông” – TCVN 4453:1995 “.
  • Trước khi đổ bê tông 24 giờ đơn vị thi công báo cáo với cán bộ giám sát biết ở bất kỳ phần nào. Nếu tất cả các tiêu chuẩn đề ra đạt được yêu cầu thì ghi vào văn bản, hồ sơ. Khi ván khuôn và cốt thép thi công chưa được cán bộ giám sát kiểm tra và chấp thuận thì không được đổ bê tông.
  • Mọi công tác thi công bê tông được tiến hành vào ban ngày. Nếu phải tiến hành vào ban đêm phải được cán bộ giám sát cho phép với điều kiện đầy đủ ánh sáng.
  • Không được đổ bê tông khi trời mưa, tuy nhiên có thể đổ bê tông khi toàn bộ khu vực đã che chắn bảo đảm và được cán bộ giám sát cho phép.
  • Hiệu chỉnh thành phần bê tông tại trạm trộn được tiến hành theo nguyên tắc không làm thay đổi tỷ lệ N/X của thành phần bê tông. Khi cốt liệu ẩm cần giảm bớt lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu từ 4-5cm. Khi cần tăng độ sụt cho hỗn hợp bê tông để phù hợp với điều kiện thi công thì có thể đồng thời thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ N/X.
  • Xi măng, cát, đá dăm và các chất phụ gia lỏng để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân theo khối lượng, nước và chất phụ gia cân đong theo thể tích. Độ chính xác của thiết bị cân đong được kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông, trong quá trình cân đong thường xuyên theo dõi để phát hiện và khắc phục kịp thời. Cho phép sai lệch cân đong vật liệu cho một mẻ trộn không qúa trị số cho ở bảng sau (so sánh với khối lượng được thiết kế cấp phối):
Tên sai lệch Sai lệch về khối lượng(%)
–  Xi măng, phụ gia (nếu có)

 

 

 

 

–  Cát, đá dăm, sỏi

–  Nước

± 1,0

 

 

 

 

± 5,0

± 3

  • Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ đảm bảo các yêu cầu:
  • Phương tiện vận chuyển hợp lý, không để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chẩy nước xi măng và mất nước do gió nắng nóng.
  • Thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông.
  • Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1,5m, Việc đổ bê tông không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha, bê tông được đổ liên tục cho tới mạch dừng kỹ thuật hoặc theo yêu cầu thiết kế.
  • Khi đổ bê tông giám sát kỹ thuật thường xuyên giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha, đà giáo và cốt thép để xử lý kịp thời nếu có sự cố xẩy ra. Khi thi công bê tông vào ban đêm đảm bảo đủ ánh sáng nơi trộn và đổ bê tông.
  • Đầm bê tông đảm bảo các yêu cầu sau :
  • Dùng các loại đầm khác nhau như đầm dùi điện…, đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ, không hình thành hốc tổ ong, khối bêtông phải được đồng nhất, đảm bảo cho bêtông bám chặt vào cốt thép để toàn khối bêtông cốt thép cùng chịu lực.
  • Thời gian đầm tại mỗi vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.
  • Khi sử dụng đầm dùi, thời gian đầm tại mỗi vị trí từ 20 đến 40 giây, bước di chuyển của đầm không vượt qúa 1,5 bán kính tác dụng của đầm và cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm. Phải chuyển đầm bằng cách rút từ từ và không được tắt máy để trách lưu lại lổ rổng trong bêtông ở chổ vừa đầm xong.
  • Các vật vừa đổ xong được che chắn cẩn thận tránh mưa và hư hại cho tới khi bê tông cứng hoàn toàn. Tất cả các mặt lộ ra được che nắng ngay sau khi bê tông bắt đầu đông cứng và bê tông sẽ được giữ độ ẩm bằng cách tưới nước trong suốt quá trình rắn lại của bê tông.
  • Bảo dưỡng ẩm là qúa trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo mục 6.5 “Bảo dưỡng bê tông” TCVN 4453:1995; TCVN 5592 : 1991 “ Bêtông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.
  • Thi công bê tông trong mùa mưa đơn vị thi công sẽ có các biện pháp tiêu thoát nước cho bãi cát, đá, đường vận chuyển, nơi trộn và nơi đổ bê tông.
  • Trong mọi trường hợp, bề mặt bê tông sau khi thi công xong (hoàn thiện) thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, độ phẳng và đồng đều về mầu sắc theo quy định của thiết kế, ngoài ra thỏa mãn :
  • [sociallocker] [/sociallocker]

* Trình tự công tác bê tông trộn bằng máy trộn tại hiện trường:

  • Công tác chuẩn bị vật liệu : Vật liệu chuẩn bị cho công tác bê tông bao gồm: xi măng, cát, đá dăm và nước. Các loại vật liệu này thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật đã nêu ở phần trên. Vật liệu đã được tập kết vào vị trí thi công, xung quanh trạm trộn. Đồng thời cũng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trộn, vận chuyển, đổ, đầm, cũng như nhân lực thi công.
  • Xác định thành phần cấp phối : có thể lấy thành phần cấp phối mác bê tông theo định mức do nhà nước ban hành. Trường hợp có yêu cầu của thiết kế (hoặc giám sát A) thì tiến hành xác định theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn thiết kế mác bê tông.
  • Trộn bê tông:
  • Trộn bê tông bằng máy trộn nghiêng thùng lật được, trình tự trộn như sau:
  • Trước tiên cho máy trộn chạy không tải một vài vòng. Với mẻ bê tông đầu tiên nên đổ một ít nước cho ướt vỏ cối trộn và bàn gạt; đổ cốt liệu và nước vào trộn đều sau đoú cho xi măng vào trộn cho đến khi được. Với máy trộn 450 lít thời gian trộn cho một cối trộn là 3 phút ứng với số vòng là 20 vòng.
  • Khi trộn luôn luôn chú ý đến độ ẩm của độ ẩm của cát, nếu dùng cát ẩm thì lấy lượng cát tăng lên. Nếu độ ẩm của cát tăng 3% thì lượng cát lấy tăng 25-30%, và lượng nước giảm đi.
  • Nếu thời gian ngừng trộn 1 giờ, thì trước khi ngừng thùng trộn sẽ được rửa bằng cách đổ nước và cốt liệu lớn vào máy và quay cho đến khi mặt trong của thùng trộn sạch hoàn toàn.
  • Trong quá trình trộn, để tránh vữa ximăng đông kết bám vào thùng trộn, thì cứ một thời gian công tác khoảng 2 giờ, lại đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước đúng liều lượng đã quy định, cho quay thùng trộn khoảng 5 phút sau đó cho tiếp ximăng và cát với liều lượng như một cối trộn bình thường và công tác trộn lại tiếp tục như trước.
  • Khi trút hỗn hợp bêtông từ máy trộn ra ngoài sẽ có biện pháp chống phân cỡ. Đặt các bộ phận định hướng sao cho luồng hỗn hợp bêtông đổ ra rơi theo hướng thẳng đứng vào tâm của bộ phận chứa hỗn hợp bêtông hay công cụ vận chuyển.
  • Vận chuyển bê tông: Sau khi trộn xong, bê tông được vận chuyển đến chổ đổ ngay. Phương tiện vận chuyển theo phương ngang là xe chuyên chở bê tông, xe cút kít (dành cho cự ly nhỏ hơn hoặc bằng 70m, đường được làm bằng phẳng, không gồ ghề, độ dốc tối đa 12%). Các yêu cầu khi vận chuyển bê tông:
  • Khi vận chuyển bê tông không được làm vương vãi dọc đường.
  • Phương tiện vận chuyển kín khít, không làm rò rỉ nước xi măng.
  • Tuyệt đối tránh sự phân tầng của bê tông trong quá trình vận chuyển.
  • Thời gian vận chuyển càng ít càng tốt vì thời gian vận chuyển sẽ làm giảm chất lượng của bê tông. Tốt nhất thời gian vận chuyển không được qúa một giờ đồng hồ.
  • Đổ bê tông:

Những yêu cầu cần chú ý khi đổ bê tông:

+ Trước khi đổ cần kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác đã đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật hay chưa. Nếu tất cả các tiêu chuẩn đề ra đạt được yêu cầu thì ghi vào nhật ký.

+  Làm sạch ván khuôn, cốt thép, dọn sạch rác rưởi, sữa chửa các khuyết tật, sai sót nếu có.

+  Tưới nước ván khuôn để ván khuôn không hút nước xi măng.

+  Khi đổ bê tông lên lớp bê tông lót làm sạch lớp bê tông lót, tưới vào đó nước hồ xi măng rồi mới đổ bê tông vào.

+  Thường xuyên kiểm tra hệ giằng, chống, ván khuôn, độ sai lệch của cốp thép trong quá trình đổ bê tông.

+   Có kế hoạch cung ứng vữa bê tông , nhân lực, thiết bị để đổ liên tục trong một ca, một kíp. Hạn chê ít nhất những gián đoạn trong quá trình đổ bê tông.

Những nguyên tắc và biện pháp đổ bê tông :

+  Nguyên tắc 1: Khống chế chiều cao đổ bê tông không được vượt quá 2,5m. Hầu hết các móng đều có độ sâu nhỏ hơn 2,5m so với mặt đất tự nhiên, nếu vì điều kiện địa hình mà vượt qua yêu cầu trên thì  khống chế bằng cách dùng máng nghiêng.

+  Nguyên tắc 2: Khi đổ bê tông phải đổ từ trên xuống, hệ thống sàn thao tác cũng phải bắt cao hơn mặt bê tông của kết cấu. Khi đổ không để các phương tiện thi công va đập vào cốt thép và ván khuôn.

+  Nguyên tắc 3: Khi đổ bê tông phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông.

+  Nguyên tắc 4: Khi đổ bê tông khối lớn phải đổ từng lớp, chiều dày và diện tích của mỗi lớp xác định dựa trên bán kính ảnh hưởng và năng suất của loại đầm sử dụng. Với đầm dùi chiều dày lớp bê tông đổ phải nhỏ hơn 5-10 cm so với chiều dài của đầm.

  1. Công tác gia công chế tạo hàng rào:

– Vật liệu thép: Tất cả các loại thép được sử dụng vào công trình phải theo đúng chỉ định của thiết kế và các tiêu chuẩn về thép xây dựng. Sử dụng đúng chủng loại thép, độ biến dạng, tiết diện thanh, đủ số lượng thanh theo thiết kế.

  • Trước khi đưa thép về công trình cần căn cứ vào chỉ định của thiết kế để đến cơ sở cung cấp thép lấy các văn bản liên quan đến chất lượng thép cung cấp và lấy các mẫu các loại thép để thấy được kiểm tra các chỉ tiêu như: giới hạn bền, giới hạng chảy, độ biến dạng, đường kính, tiết diện. Số lượng mẫu cần kiểm tra lớn hơn hoặc bằng 6 mẫu trên lô hàng cho một loại đường kính cốt thép.
  • Không sử dụng thép bị gỉ quá yêu cầu cho phép hoặc dính dầu và chất lượng kém trước khi gia công lắp dựng cốt thép đổ bê tông cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt Thép hộp.

– Gia công lắp dựng thép hàng rào: Trước khi gia công lắp dựng cốt thép cần tìm hiểu kỹ các bản vẽ thiết kế về từng loại cấu kiện cụ thể để việc gia công đúng thiết kế và các quy định của qui phạm thiết kế về hàn thép, bẻ móc, cắt thép.

– Những yêu cầu đảm bảo:

+ Đảm bảo các yêu cầu vị trí nối, số các thanh thép được. Khoảng cách giữa hai vị trí các thanh thép

+ Các khung thép phải được  hàn chính xác về hình dáng, kích thước theo đúng vị trí không được sai khác trong quá trình lắp dựng.

+ Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo chính xác về tim cốt tránh cong vênh. Dùng máy để xác định  phải lắp dựng thép đúng trình tự và sơ đồ hợp lý để các bộ phận không ảnh hưởng lẫn nhau.

– Công việc nghiệm thu cốt thép của đơn vị được tiến hành theo qui trình:

+ Kiểm tra chủng loại (bề ngoài thép, đường kính, nhóm thép, số hiệu, nơi sản xuất, lấy mẫu kiểm tra…)

+ Giai đoạn thi công: kiểm tra độ dài, hình dạng, kích thước, hình dáng cấu tạo yêu cầu theo thiết kế.

+ Kiểm tra giai đoạn lắp đặt: Xem xét toàn bộ các chỉ tiêu thiết kết yêu cầu thi công cốt thép:

  • Các chủng lọai thép sử dụng trong công trình đều có chứng chỉ của nhà sản xuất
  • hoặc các thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của các đơn vị có chức năng và uy tín kiểm định.
  • Các sai số trong quá trình gia công lắp đặt cốt thép, các quy định về liên kết được đánh giá theo qui định hiện hành. Việc nghiện thu cốt thép từng phần công việc được thực hiện trước khi tiến hành sơn hàng rào. Biên bản nghiệm thu phải được kỹ thuật B, giám sát công trình (bên A) xác nhận.
  • Hàng rào được gia công thành từng phần, từng mảng nhỏ tại xưởng của đơn vị thi công sau đó được trở đến công trường và tiến hành tổ hợp các phần, mảng lại thành 1 đoạn hoàn chỉnh.
  1. Công tác lắp dựng và sơn hàng rào:
  • Sau khi bê tông chân trụ được đổ CBKT dung máy kinh vĩ xác định tim, vị trí các trụ và hàng rào.
  • Cho công nhân triển khai tổ hợp lắp dựng các trụ vào đúng vị trí, các trụ được liên kết chắc chắn với hộp thép móng bằng liên kết hàn.
  • Các mối hàn phải được kiểm tra và nghiệm thu .
  • Các trụ đứng phải được thi công xong toàn bộ, được CBGS bên A kiểm tra và nghiệm thu đồng ý thì mới được triển khai lắp ráp phần hàng rào thép vuông còn lại.
  • Sau khi được sự đồng ý của bên A đơn vị thi công triển khai cho công nhân lắp ráp phần chân đỡ hệ khung thép hàng rào bên trên.
  • Các chân đỡ này được tổ hợp từ các hộp vuông và liên kết hàn với các trụ đứng tạo thành 1 hệ khung giằng chắc chắn và ổn định.
  • Tổ hợp các mảng hàng rào thép vào vị trí, các mảng được liên kết chắc chắn vào các trụ đứng bằng các mối hàn công trường.
  • Các mối hàn sao khi hàn xong phải được mài, gõ bỏ phần ba via, xỉ hàn…
  • Hàng rào sau khi tổ hợp phải đảm bảo độ thẳng đứng, phẳng, thẳng hàng.

Yêu cầu về đường hàn:

  • Các đường hàn đảm bảo đặc chắc, ngấu, tránh hiện tượng hàn xỉ…
  • Chiều cao đường hàn phải đảm bảo.
  • Các mối hàn phải đảm bảo thẩm mỹ ít gây biến dạng kết cấu cần hàn.
  • Sau khi lắp dựng xong đơn vị thi công cho công nhân dung máy mài hoặc giấy giáp đánh cho sạch các xỉ hàn, các vết bám bẩn để triển khai công tác sơn hàng rào.
  • Chủng loại sơn phải đúng theo thiết kế và phải được sự kiểm tra của GS A trước khi đưa vào sơn.
  • Bề mặt cấu kiện sau khi sơn xong phải đảm bảo độ mịn cũng như màu sắc, tránh hiện tượng sơn không đều, nhỏ giọt…

IV.CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

  • Vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công là rất quan trọng, hậu quả của các tai nạn lao động là không thể lường trước được, rất nghiêm trọng về người và của, ảnh hướng đến tinh thần lao động của công nhân. Nhận thấy được điều này, đơn vị thi công chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề an toàn trong lao động. Những biện pháp, việc làm sau đây là hết sức cần thiết để giảm thiểu tai nạn lao động, điều này đã được chứng minh qua các công trình đã thi công xong trong thời gian vừa qua :
  • Chỉ được phép khởi công xây dựng sau khi đã lập mặt bằng thi công.
  • Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, bao gồm :
  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • Có biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân bằng cách giảm nhẹ các khâu lao động thủ công nặng nhọc.
  • Thực hiện các quy định về quy phạm kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. Có sổ nhật ký an toàn lao động và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê, khai báo, điều tra phân tích nguyên nhân tai nạn lao động.
  • Công nhân làm việc trên công trường phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc được giao về tuổi, sức khỏe, trình độ bậc thợ và chứng chỉ học tập an toàn lao động.
  • Mọi công nhân làm việc trên công trường phải được trang bị và sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với tính chất của công việc.
  • Giải pháp an toàn trong xây lắp phải phù hợp với tiêu chuẩn và quy định sau đây:
  • TCVN 5308-91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
  • TCVN 4086-85: An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầuchung.
  • TCVN 3146-86: Công việc hàn điện – Yêu cầu chung.
  • TCVN 3147-90: Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ – Yêu cầu chung.
  • TCVN 4244-86: Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.
  • TCVN 5863-95: Thiết bị nâng – Yêu cầu trong lắp đặt và sử dụng.
  • Có biển hiệu thông báo khung vực nguy hiểm.
  • Hàng ngày trước khi làm việc, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng kiểm tra lại tình trạng của tất cả các bộ phận thi công, kiểm tra xong mới cho công nhân làm việc. Trong khi làm việc bất kỳ công nhân phát hiện thấy nguy hiểm mất an toàn phải ngừng làm việc và báo ngay cho cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng để xử lý.
  • Biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:
  • Những người làm việc trên cao từ 3m trở lên phải có đầy đủ sức khỏe, không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinhv.v…có chứng nhận sức khỏe mới nhất của cơ quan y tế, đã được học tập kiểm tra quy trình kỹ thuật an toàn.
  • Cấm ngặt những người uống rượu, uống bia, ốm đau, già yếu làm việc trên cao.
  • Khi làm việc trên cao quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc, đội mũ an toàn, đi giày an toàn. Không được đi dép cao su không có quai hậu, dép lê, giày đinh.
  • Các biện pháp khác:
  • Không để công nhân làm việc trong những điều kiện mất vệ sinh độc hại, nguy hiểm.
  • Bố trí trạm y tế tại hiện trường, thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm.
  • Luôn thực hiện trước việc kiểm tra điều kiện địa chất và các điều kiện khác và chuẩn bị các công tác an toàn cho kế hoạch.
  • Luôn duy trì độ dốc thích hợp của mặt dốc đất đào trong công tác đào đất.
  • Đảm bảo an toàn chỗ đứng bằng việc cung cấp giàn giáo.
  • Đảm bảo độ dài thích hợp và yêu cầu kết cấu của kết cấu tạm thời bằng giàn giáo và các khung đỡ.
  • Lắp dựng các hệ thống khung đỡ theo bản vẽ và theo cấu trúc thép cho công tác lắp dựng.
  • Trong suốt qúa trình sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ thi công phải đảm bảo chất lượng lượng và sử dụng hợp lý.
  • Hạn chế di chuyển các thiết bị xây dựng cho các mục đích khác ngoài mục đích chính.
  • Những nguy hiểm do vật có thể rơi từ trên cao xuống sẽ được rào chắn, đặt biển báo hoặc được làm mái che bảo vệ.
  • Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.
  • Cơ sở để đánh giá phòng ngừa tai nạn trong lao động :
  • Ba điểm lớn cho cuộc vận động an toàn và khẩu hiệu vận động
  • Sử dụng thắt lưng an toàn
  • Đối với các công việc được chỉ định phải sử dụng thắt lưng an toàn, và được xác định khi họ sử dụng.
  • Các phương tiện cơ bản để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra trong công tác xây dựng :
    • Đảm bảo an toàn cho chỗ đứng bằng các giá.
    • Đảm bảo độ dài thích hợp và các yêu cầu về kết cấu trong đó các kết cấu tạm thời như các giá, các hệ khung chống.
    • Đảm bảo an toàn trong qúa trình vận hành trong khi lắp dựng và tháo dỡ của các kết cấu tạm thời.
    • Kiểm soát việc phòng cháy chữa cháy bằng việc sử dụng bình bọt, và các vật liệu chống cháy.
    • Sử dụng thắt lưng an toàn và lắp các lưới an toàn trong khu vực công trình.
    • Các phương tiện cơ bản để ngăn ngừa tai nạn trong việc di chuyển các thiết bị xây dựng
    • Đảm bảo an toàn cho chỗ đứng bằng các giá.
    • Đảm bảo độ dài thích hợp và các yêu cầu về kết cấu trong đó các kết cấ tạm thời như các giá, các hệ khung chống.
    • Đảm bảo an toàn trong qúa trình vận hành trong khi lắp dựng và tháo dỡ của các kết cấu tạm thời.
    • Kiểm soát việc phòng cháy chữa cháy bằng việc sử dụng bình bọt, và các vật liệu chống cháy.
    • Sử dụng thắt lưng an toàn và lắp các lưới an toàn trong khu vực công trình.
  • Các biện pháp bảo vệ tài sản bên cạnh :
  • Tuân thủ mọi nội quy, qui định của công trường, đăng ký danh sách người làm với bảo vệ của chủ đầu tư.
  • Có phương án chi tiết quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn công trường, ngăn ngừa và giải quyết những sự cố có thể xảy ra.
  • Bố trí barie chắn, rào chắn, ván đỡ, biển báo, tín hiệu, còi chuông, cờ hiệu tại các vị trí nguy hiểm.
  • Có kho riêng, vật tư để ở hiện trường được bố trí gọn gàng hợp lý.
  • Vệ sinh môi trường:
  • Trước khi thi công tổ chức xem xét nghiên cứu đánh giá hiện trạng của mặt bằng công trình, liên hệ chặt chẽ với bên A đề ra được giải pháp tối ưu bảo vệ môi trường.
  • Trong qúa trình thi công không làm thiệt hại đến quyền lợi, không làm hư hại đến công trình, đường xá công cộng quanh khu vực thi công.
  • Khi công trình được thi công lên cao tới đâu thì sẽ có lưới bảo vệ bao quanh công trình lên cao tới đo,ï để bụi bặm, rác rưỡi trong công trường không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Trong khu vực công trường rác rưởi, gạch vụn, bêtông… cuối ngày dọn sạch đổ vào chỗ qui định.
  • Tránh đất, bùn, gạch vỡ rác rơi trên đường, trên công trường.
  • Vệ sinh mọi chất thải lỏng rò rỉ, vệ sinh xe cộ ra vào.
  • Bố trí các thùng rác tại công trường, đậy kín khi vận chuyển.
  • Bố trí khu vệ sinh sạch sẽ tại công trường.
  • Mọi xe vận chuyển ra vào công trường đều che bạt.
  • Biện pháp phòng chống cháy nổ :
  • Công tác phòng chống cháy nổ luôn được nhà thầu chúng tôi quan tâm, tất cả các khu vực trên công trường nhất là tại những nơi dễ xảy ra cháy, nổ chúng tôi đặt các biển báo nguy hiểm, tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy.
  • Tất cả các cán bộ và công nhân đều được học tập phương pháp phòng chống cháy nổ, hàng ngày ban chỉ huy công trường luôn kiểm tra nhắc nhở công nhân phòng ngừa khả năng cháy nổ xảy ra.
  • Tất cả các loại vật liệu dễ cháy dễ nổ cần chứa ở vị trí kín đáo, an toàn và có biển báo dễ cháy, dễ nổ, …
  • Hàng tháng ban kiểm tra an toàn lao động của nhà thầu sẽ kiểm tra hiện trường, đánh giá, nhắc nhở và có biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho công trường cho công trường.
  • Áp dụng mọi biện pháp và phương tiện cần thiết để phòng cháy, chữa cháy. Bố trí bình bọt cứu hỏa.
  • Bố trí tại văn phòng hiện trường bình cứu hỏa, kiểm tra và duy trì chúng ở trạng thái hoạt động tốt. Bố trí các bình cứu hỏa chống cháy bất ngờ do hàn, cắt, kho nguyên liệu gây ra.
  1. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

V. NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO :

  • Thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn đề ra trong thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.
  • Chịu sự giám sát của tổ chức tư vấn, chịu trách nhiệm chất lượng của công trình trước Chủ đầu tư.
  • Mọi vật liệu dùng cho công trình đều được kiểm tra đạt chất lượng và có chứng chỉ vật liệu mới được đưa vào sử dụng.
  • Trong quá trình thi công, lập sổ nhật ký công trình. Trong sổ nhật ký công trình có ghi chép đầy đủ quá trình thi công, các bước chuyển bước thi công, xử lý kỹ thuật, bản vẽ hoàn công công trình và có sự xác nhận của cán bộ tư vấn giám sát và nhà thầu. Toàn bộ các biên bản chuyển bước thi công, biên bản xử lý kỹ thuật và sổ nhật ký công trình được lưu thành tập hồ sơ chất lượng công trình. Khi kết thúc thi công công trình, lập hồ sơ chất lượng cùng với bản vẽ hoàn công được bàn giao cho chủ đầu tư.
  • Khi thi công và nghiệm thu công trình tuân thủ theo các qui phạm kỹ thuật sau:
TT Nội dung công tác Tiêu chuẩn áp dụng

Về vật liệu

1 Xi măng mác PCB30 TCVN 2862:1992; 2689:1999
2 Thép các loại TCVN 1651:1985
3 Cát xây dựng TCVN 1770:1986

 

 

 

 

Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

4 Đá dăm TCVN 1771:1987

 

 

 

 

Đá dăm, sỏi, sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

5 Nước TCVN 4506:1987

 

 

 

 

Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật

7 Bê tông TCVN 5540:1991

 

 

 

 

Bê tông. Kiểm tra đánh giá độ bền. Quy định chung

8 Sơn Theo đăng ký chất lượng TCVN
9 Thiết bị điện và dây điện
Theo đăng ký chất lượng TCVN
TT Nội dung công tác Tiêu chuẩn áp dụng
Thi công và nghiệm thu
1 Đào đất TCVN 4447:1987

 

 

 

 

Công tác đất. Qui phạm thi công nghiệm thu.

3 Gia công, lắp thép TCVN 4453:1995.

 

 

 

 

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu.

3 Thi công bê tông TCVN 4453:1995.

 

 

 

 

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu.

5 Đổ, đắp cát tôn nền TCVN 4447:1987

 

 

 

 

Công tác đất. Qui phạm thi công nghiệm thu.

  • Vật liệu sử dụng cho công trình thỏa mãn các TCVN, yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng xuất xưởng và được thí nghiệm theo đúng yêu cầu đã được chỉ định trong hồ sơ thiết kế để tính giá xây lắp trong hồ sơ dự thầu, được kỹ sư giám sát thi công cho phép sử dụng và được thực hiện đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Trước và trong quá trình thi công thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vật liệu như bố trí nhân viên chuyên quản lý chất lượng – các cơ quan thí nghiệm – danh mục, thủ tục kiểm tra.

Tài liệu quản lý chất lượng:

Tài liệu quản lý chất lượng công trình của đơn vị được lập theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng bộ Xây dựng, bao gồm các phần sau:

  1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện… (có danh mục bản vẽ kèm theo).
  2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công .Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật  liệu sử dụng trong công trình để thi công … do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện .
  3. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình .
  4. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định .
  5. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng
  6. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải ( theo mẫu phụ lục số 10,11 ) nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải ( theo mẫu phụ lục số 12), báo cáo kết quả kiểm tra , thí nghiệm , hiệu chỉnh , vận hành thử  thiết bị ( không tải và có tải )
  7. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trưòng).
  8. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối .
  9. Nhật ký theo dõi thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (hoặc tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp được chủ đầu tư thuê ), doanh nghiệp xây dựng (tự giám sát) và tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật (giám sát tác giả).
  • Lý lịch thiết bị , máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình
  • Bản kê các thay đổi so với thiết kế ( kỹ thuật, bản vẽ thi công ) đã được phê duyệt.
  • Hồ sơ giải quyết sự cố công trình ( nếu có )
  • Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu ( nếu có ).
  • Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây lắp .
  • Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Công tác cốt thép:

Cốt thép được gia công tại công trường được đưa vào đòi hỏi sự chính xác trong từng công đoạn.

Tất cả công nhân gia công lắp đặt cốt thép đều được đào tạo và huấn luyện tại các trường và tuân theo đúng qui trình uốn, cắt .Lắp đặt cốt thép đúng thiết kế, đúng vị trí.

Để đảm bảo độ ổn định chung của khung thép trong quá trình lắp đặt. Đặc biệt tránh va chạm mạnh vào các khung và lưới thép

Cốt thép được gia công và đặt đúng vị trí sao cho đảm bảo khả năng chịu lực lớn nhất.

Trong quá trình thi công nếu gặp trời mưa tiến hành che bạt cẩn thận, tránh nước mưa làm cho cốt thép bị han rỉ.

Công tác bê tông

  • Trước khi đổ bê tông nhà thầu xác định cấp phối bê tông theo vật liệu thực tế đã mua bằng phương pháp thí nghiệm xác định cấp phối tại cơ sở thí nghiệm có pháp nhân.
  • Bê tông sử dụng trong công trình chủ yếu là bê tông thương phẩm, Bê tông trong mỗi xe vận chuyển trước khi được bơm vào công trình đều được kiểm tra độ sụt và lấy mẩu theo yêu cầu của Đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế.

–     Chỉ tiến hành đổ bê tông sau khi có nghiệm thu giữa tư vấn giám sát, kỹ sư nhà thầu về cốp pha, cốt thép và vệ sinh đạt yêu cầu. Các biên bản nghiệm thu chuyển bước thi công bê tông và biên bản xử lý kỹ thuật được lưu trong hồ sơ quản lý chất lượng trong suốt quá trình thi công.

  • Để đảm bảo đúng cấp phối cho mẻ trộn: Cát, đá được đong bằng hộc 50x50x20cm, còn xi măng được tính bằng bao.
  • Mỗi mẻ trộn đầu tiên đều kiểm tra độ sụt còn các mẻ sau được giám sát chặt chẽ của kỹ sư nhà thầu và tư vấn giám sát.
  • Sau khi thi công xong bê tông, cho nước vào rửa sạch máy trộn để tránh bê tông bám vào thành máy trộn. Khi đổ bê tông từ trên cao phải có máng dẫn tránh phân tầng và phải đảm bảo chiều cao rơi của vữa <1,5m.
  • Vữa bê tông đảm bảo đủ khối lượng, đúng thành phần cốt liệu cho từng loại mác bê tông do thiết kế qui định và theo qui chuẩn, qui phạm.

Công tác nghiệm thu:

  • Trong quá trình thi công mọi công việc hoàn thành trước khi báo chủ đầu tư nghiệm thu, phòng kỹ thuật Nhà thầu tiến hành tự kiểm tra để sửa chữa, khắc phục những tồn tại hoặc những khiếm khuyết (nếu có).
  • Quá trình nghiệm thu tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng bộ Xây dựng.

VI.THUYẾT MINH TIẾN ĐỘ

Tổng thời gian thi công : 30 ngày (Không kể thường hợp bất khả kháng: mưa, bão, thay đổi thiết kế….).

 Cơ sở lập tiến độ thi công:

Tiến độ này được thiết lập trên cơ sở đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thi công, xác định trình tự tiến hành, quan hệ ràng buộc giữa các công tác với nhau, thời gian hoàn thành công trình. Đồng thời nó còn được xác định trên cơ sở nhu cầu về vật tư, nhân lực, máy móc thi công ở từng thời gian trong suốt qúa trình thi công.

VII. ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO HÀNH

Đối với công trình theo quy định  nhà thầu sẽ bảo hành 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Nhà thầu cử cán bộ tiến hành theo dõi, kiểm tra, kết hợp với Chủ đầu tư, đơn vị chủ quản, nếu thấy có hiện tượng hư hỏng do thiên tai, do lỗi của nhà thầu hay do con người vô ý tạo ra, nhà thầu báo cáo cho chủ đầu tư biết và kết hợp đề ra biện pháp xử lý triệt để các vết hư hỏng. Lập biên bản đã xử lý hư hỏng trên tuyến, chi phí nhà thầu trừ vào tiền giữ lại bảo hành theo quy định hợp đồng.

KẾT LUẬN

Trên đây là các biện pháp thi công chủ yếu của công ty nhằm thi công công trình với chất lượng cao, đạt tiến độ nhanh nhất theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Nhà thầu chúng tôi cam kết rằng ngoài việc tuân thủ theo các quy định, quy phạm của Nhà nước, chúng tôi sẽ thực hiện đúng những biện pháp nêu trong hồ sơ mời thầu, hoàn thành bàn giao công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật và an toàn xây dựng cũng như các yêu cầu của chủ đầu tư đã nêu trong hồ sơ mời thầu.

Tham khảo thư viện thuyết minh biện pháp thi công

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : tay quay giàn phơi giá rẻ
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *