Download Thuyết minh thiết kế công viên cây xanh
MÔ TẢ CHI TIẾT
Thuyết minh thiết kế công viên cây xanh
HÌNH ẢNH DEMO
CHƯƠNG I :
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
I. KHÁI QUÁT:
Công viên cây xanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội như: Điều hòa môi trường không khí, hấp thụ các chất thải độc hại, khói bụi, diệt vi khuẩn, giảm tiếng ồn,… góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công viên cây xanh với đặc điểm tự nhiên, cùng các công trình kiến trúc khác tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị, làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đô thị.
Trong những năm qua, việc phát triển cây xanh đô thị ở thành phố Phan Thiết đã nhận được sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền. Nhiều đường phố được trồng mới, chỉnh trang cây xanh, cùng với các công trình kiến trúc tạo nên diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống cây xanh của thành phố vẫn đang còn tồn tại nhiều bất cập, diện tích phủ xanh còn ở mức thấp, công tác phát triển cây xanh còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội cho sự phát triển cây xanh. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị ý thức bảo vệ môi trường còn kém, chưa có ý thức bảo vệ cây xanh, còn thờ ơ trước hành vi xâm hại cây xanh công cộng của không ít người dân, sự xâm hại cây xanh của một số kẻ xấu, sự ảnh hưởng của thiên tai đối với cây xanh,.. đã làm cho hệ thống cây xanh của thành phố bị ảnh hưởng không nhỏ và làm cho công tác quản lý, phát triển cây xanh gặp nhiều khó khăn.
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ:
Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết.
Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình công viên cây xanh (dự kiết đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, trong đó thời gian xây dựng dự án được phân thành 02 giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn 1 (từ quý II đến quý VI năm 2015): Đầu tư các hạng mục san nền, đường giao thông nội bộ, một phần sân vườn – cây xanh, sân tập thể dục thể thao, nhà vệ sinh công cộng, tường rào, bể nước, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và một phần thiết bị công trình.
– Giai đoạn 2 (từ quý VI/2015 đến năm 2016): Đầu tư các hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – đài nước, tượng danh nhân, nền cụm tượng danh nhân, phần còn lại của sân vườn cây xanh và thiết bị.
Như vậy phải cần triển khai giai đoạn 2 theo đúng dự án được phê duyệt, đồng thời tạo bộ mặt hoàn chỉnh cho toàn thể công trình và cảnh quan đô thị.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi kính trình lên các cấp thuyết minh phương án thiết kế công trình: “Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” với các nội dung sau:
III. TÊN CÔNG TRÌNH: Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên Công viên Võ Văn Kiệt)
IV. CẤP CÔNG TRÌNH:
Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III
V. CHỦ ĐẦU TƯ:
Trung tâm Phát triển quỹ đất Tỉnh.
VI. VỊ TRÍ XÂY DỰNG VÀ DIỆN TÍCH KHU ĐẤT:
Công trình được xây dựng tại khu đất Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết thuộc phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tứ cận như sau:
+ Đông giáp : Đường Tuyên Quang.
+ Tây giáp : Đường Nguyễn Gia Tú.
+ Nam giáp : Đường Trương Hán Siêu.
+ Bắc giáp : Đường Võ Văn Kiệt.
Tổng diện tích khu đất: 41.397,20m²
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành.
– Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
– Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ Hướng quy định một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
– Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 27/05/2015 của Chính phủ về quản lý quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
– Căn cứ Thông tư 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đánh giá nhân công trong quản lý đầu tư xây dựng;
– Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
– Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
– Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
– Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
– Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
– Căn cứ Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 v/v hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
– Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
– Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
– Căn cứ Công văn số 957/BXD-VP của Bộ Xây dựng v/v Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 về phân cấp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
– Căn cứ Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v ban hành biểu giá cước vận chuyển bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
– Căn cứ văn bản số 945/SXD-KTTH ngày 14/05/2015 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận v/v : Hướng dẫn xác định đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do áp dụng Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng.
– Căn cứ văn bản số 2943/UBND-ĐTQH ngày 26/07/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận v/v thực hiện hệ số điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do điều chỉnh mức lương tối thiểu mới theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ.
– Định mức dự toán duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng được ban hành theo Văn bản số 2274/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng.
– Văn bản số 10521/BCT-TCNL ngày 14/11/2011 của Bộ Công thương hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB chuyên ngành điện.
– Văn bản số 4253/EVN-ĐT ngày 16/11/2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB chuyên ngành điện.
– Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp trạm biến áp được ban hành theo Văn bản số 6060/QĐ-BCT ngày 14/11/2008 của Bộ Công thương.
– Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện được ban hành theo Văn bản số 6061/QĐ-BCT ngày 14/11/2008 của Bộ Công thương.
– Đơn giá xây dựng chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp được ban hành theo Văn bản số 7606/BCT-NL ngày 05/8/2009 của Bộ Công thương.
– Căn cứ quyết định số 4188/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 cùa Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận v/v thu hồi diện tích đất đã giao để đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm thương mại Rạng Đông, tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
– Căn cứ Văn bản số 1030/UBND-ĐTQH ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v xin ý kiến phương án chuyển chức năng Khu trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết tại phường Phú Thủy;
– Căn cứ Thông báo số 87/TB-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận Thông báo Kết luận của UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch quỹ đất Khu Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết;
– Căn cứ Kết luận số 625-KL/TU ngày 10/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy v/v chuyển chức năng Khu Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết;
– Căn cứ Công văn số 1119/UBND-ĐTQH ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 625-KL/TU ngày 10/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
– Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết,
– Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình công viên cây xanh (dự kiết đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết.
II. TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN THIẾT KẾ:
– TCXDVN 362-2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 4319-2012 Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
– TCVN 5574-2012 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 5575-2012 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 5573-2011: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
– TCVN 9206-2012 Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 9207-2012 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 2262-1995 Phòng cháy chữa cháy công trình nhà ở và công trình công cộng.
– TCVN 9385-2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế và bảo trì hệ thống.
– TCVN 9379-2012: Kết cấu xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản về tính toán.
– TCVN 5673-2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Cấp thoát nước bên trong – Hồ sơ bản vẽ thi công.
– TCXDVN 333-2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
– QCXDVN 01-2002: Quy chuẩn thiết kế công trình đảm bảo cho người tàn tật sử dụng.
– QCVN 09-2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
– QCXD01-2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
– QCXD05-2008/BXD: Quy chuẩn về nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe.
– QCXD 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
– QCVN 14-2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt vào thiết kế hạng mục xử lý thoát nước thải sinh hoạt.
– TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.
– TCVN 5828-1994 Têu cầu kỹ thuật chung đèn chiếu sáng đường phố.
– TCVN 3724-82 Dụng cụ và thiết bị điện.
– TCVN 4764-89 Dáp dây dẫn và dây dẫn mềm.
– TCVN3788-83 Phụ kiện đường dây.
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện – quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN -18-2006 về quy định chung.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN -19-2006 về hệ thống đường dẫn điện.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN-20-2006 về trang bị phân phối và trạm biến áp.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN -21-2006 về bảo vệ hệ thống tự động;.
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07: 2010/BXD của Bộ Xây dựng.
– Quy định số 7869/EVN/ĐL2.4 ngày 30/12/1999 của Công ty Điện lực 2 V/v Qui định chi tiết cho công tác thiết kế, thi công lưới điện.
– Quy định số 1094/EVN/ĐL2.4 ngày 10/5/2005 của Công ty Điện lực 2 Về việc ban hành đặc tính kỹ thuật máy biến áp phân phối, dây dẫn và cáp điện trong Công ty Điện lực 2.
– TCVN 4086-1985 Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
– TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
– TCVN 2737-1995 Quy phạm tải trọng và tác động.
– Quy định kỹ thuật lưới điện nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp.
– Quy định về an toàn lưới điện nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp.
– TCVN 5674 – 1992 Quy phạm thi công và nghiệm thu công tác hoàn thiện trong xây dựng.
– Tiêu chuẩn công tác lưới điện phân phối trên không trong Công ty Điện lực 2 ban hành kèm theo Quyết định số 3352/QĐ-ĐL2-4 ngày 16/12/2005.
– Đặc tính kỹ thuật Thiết bị đóng cắt và bảo vệ trung hạ thế áp dụng theo Quyết định số 3156/QĐ-ĐL2-4 ngày 22/11/2005 của Công ty Điện lực 2.
– Đặc tính kỹ thuật Cách điện và phụ kiện trung hạ thế áp dụng theo Quyết định số 3155/QĐ-ĐL2-4 ngày 22/11/2005 của Công ty Điện lực 2.
– Quyết định số 346/QĐ-EVN SPC ngày 01/3/2013 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc Quy định tiêu chuẩn vật tư thiết bị lưới điện trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam.
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG:
1. Điều kiện khí hậu:
Khí hậu khu vực đặc thù có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nắng nhiều, nhiệt độ tăng cao, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông khô hanh, còn gọi là gió chướng, cuốn theo nhiều bụi cát. Hàng năm thường không có bão lớn đổ bộ trực tiếp vào, biển lặng nhưng có gió xoáy từng thời điểm trong hai mùa.
* Đặc trưng khí hậu khu vực được thể hiện qua các thông số sau:
– Nhiệt độ trung bình năm: 26,90C.
– Lượng mưa trung bình năm: 1.134 mm/năm.
– Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5): 38,70C.
– Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 12): 24,70C
– Số giờ nắng: 2.903 giờ.
– Số ngày mưa: 116 giờ.
– Độ ẩm không khí: 80%.
– Mùa mưa có gió Tây – Tây Nam, vận tốc gió là 3,9 – 4,1 m/s; Mùa Đông có gió Đông – Đông Bắc, vận tốc gió là 4 – 4,5 m/s.
2. Nguồn nước:
Có nguồn nước ngọt phong phú và ổn định với chất lượng nước tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
3. Địa hình khu vực dự án:
Địa hình khu vực dự kiến triển khai xây dựng công trình trên nền công trình đã có, có độ cao thấp chưa tương đương với các công trình đã được xây dựng xung quanh vì vậy việc san nền là rất cần thiết đối với khu vực xây dựng công trình.
4. Cấp điện:
– Các tuyến đường bao quanh khu vực xây dựng dự án có hệ thống cấp điện trung và hạ thế, thuận lợi cho việc xây dựng.
5. Cấp, thoát nước:
– Các tuyến đường bao quanh khu vực xây dựng dự án có hệ thống cấp, thoát nước, thuận lợi cho việc xây dựng.
CHƯƠNG III
NỘI DUNG THIẾT KẾ
I. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết.
Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình công viên cây xanh (dự kiết đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, trong đó thời gian xây dựng dự án được phân thành 02 giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn 1 (từ quý II đến quý VI năm 2015): Đầu tư các hạng mục san nền, đường giao thông nội bộ, một phần sân vườn – cây xanh, sân tập thể dục thể thao, nhà vệ sinh công cộng, tường rào, bể nước, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và một phần thiết bị công trình.
– Giai đoạn 2 (từ quý VI/2015 đến năm 2016): Đầu tư các hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước, tượng danh nhân, nền cụm tượng danh nhân, phần còn lại của sân vườn cây xanh và thiết bị.
– Giải pháp tổng mặt bằng : Theo hồ sơ thiết cơ sở được phê duyệt. Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước nằm trên trục chính của công viên hướng ra đường Võ Văn Kiệt. Cụm tượng danh nhân được bố trí tại các điểm giao của trục đường giao thông đối nội trong công viên.
1. Phân khu chức năng trong công viên:
BẢNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Stt Phân khu chức năng Diện tích
(m2) Tỷ lệ %
1 – Khu vực triển lãm hội họa 4.447,48 10,743
2 – Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước 1.433,45 3,463
4 – Cụm tượng danh nhân 402,12 0,971
5 – Sân tập thể dục thể thao 1.500,00 3,623
6 – Nhà vệ sinh công cộng 84,48 0,204
7 – Khu dã ngoại – cây xanh cảnh quan 13.640,61 32,951
8 – Bãi đỗ xe 2.494,89 6,027
9 – Dãi cây xanh cách ly 7.926,07 19,147
10 – Đường Giao thông nội bộ 9.467,80 22,871
Tổng 41.397,20 100
II. PHƯƠNG ÁN 1: Có đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân
1/ Dự kiến bố trí tượng của các danh nhân qua các thời kỳ như: Vua Hùng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Duy Tân…
+ Tuy nhiên công trình mang tính chất là một công viên hiện đại, với các không gian chủ yếu nhằm phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Thực trạng sử dụng thời gian qua cũng cho thấy cộng đồng người dân tiếp nhận công trình với các sinh hoạt đi bộ, tập thể thao, thư giãn, sinh hoạt nhóm… tất cả tạo thành một không gian sinh hoạt nhộn nhịp sinh động.
+ Hơn nữa vị trí công trình không mang tính chất lịch sử đặc thù. Tượng các danh nhân phải được bố trí trong không gian trang trọng, có tính tưởng niệm cao.
2/ Dự kiến bố trí tượng các danh nhân qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ thống nhất và xây dựng đất nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và các vị danh nhân khác.
– Nếu đặt tượng Bác Hồ thì phải được đặt tại các không gian như Quảng trường, Bảo tàng, Công viên…Tuy nhiên nếu đặt trong công viên mang tên Võ Văn Kiệt thì không phù hợp với vị thế của Bác, hơn nữa nếu đặt tượng Bác Hồ phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 185/2004/QĐ-TTG ngày 28/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ: QĐ phê duyệt Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2010, hiện nay đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030). Vì vậy thời gian thực hiện công trình kéo dài, phương án này không khả thi về mặt thời gian cũng như tính hợp lý của nó.
– Vì công trình dự kiến đặt tên Võ Văn Kiệt nên chúng ta cũng suy xét yếu tố đặt tượng Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.
+ Xét các yếu tố đặc trưng riêng về con người, mối liên quan đến vùng đất Bình Thuận, Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt là người con của vùng đất Vĩnh Long. Không mang tính đại diện riêng biệt cho con người Bình Thuận chúng ta.
3/ Kết luận: Theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, hạng mục cụm tượng danh nhân được đầu tư theo ý tưởng ban đầu so với nhu cầu sử dụng công trình hiện tại là không phù hợp, do công trình nằm trong chương trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nên việc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư có nhiều nội dung phải điều chỉnh.
– Trong quá trình thi công giai đoạn 1, UBND tỉnh có văn bản số 2960/UBND-ĐTQH về việc điều chỉnh, bổ sung công trình công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết cho chủ trương điều chỉnh một số hạng mục trong giai đoạn 2 của dự án sang thực hiện trong giai đoạn 1, trong đó trồng cỏ và cây cảnh tại 2 vị trí đặt cụm tượng danh nhân nên đề xuất để lại như hiện nay.
– Từ những phân tích trên, việc đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân trong công trình công viên cây xanh cho ta thấy sự bất cập, không hợp lí. Cho thấy giai đoạn 2 không đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân, chỉ còn lại hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước.
III. PHƯƠNG ÁN 2: Không đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân
Khu vực dự kiến đặt tượng danh nhân sẽ giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là trồng cỏ và cây xanh tạo cảnh quan đã thi công trong giai đoạn 1 (thực hiện theo chủ trương của UBND tỉnh tại văn bản số 2960/UBND-ĐTQH). Do vậy chỉ thực hiện đầu tư hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước theo vị trí đã lựa chọn mà UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư.
Trong phương án này đề xuất 3 phương án so sánh hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước như sau:
1. CỤM BIỂU TƯỢNG ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC – ĐÀI NƯỚC:
A/ PHƯƠNG ÁN SO SÁNH 1: Biểu tượng nụ hoa mai
* Ý tưởng thiết kế:
Là điểm nhấn chính cho toàn bộ công trình. Bố cục bao gồm 2 phần: Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước.
– Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc:
+ Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc mang một ngôn ngữ riêng, thể hiện nét đặc trưng của địa phương, lột tả được tính xã hội nhân văn.
+ Bố cục kiến trúc bao gồm biểu tượng và lối đi.
+ Biểu tượng được cách điệu từ hình ảnh nụ hoa mai đang chuyển mình nở rộ. mang ý nghĩa của một thành phố tràn đầy sức sống đang từng ngày phát triển nói riêng và cả đất nước nói chung (hoa mai được coi là sức sống của mùa xuân, của thiên nhiên). Với hình ảnh này sẽ làm nổi bật tính biểu đạt và cảm thụ cho công trình.
+ Sự kết hợp vật liệu thép và BTCT mang đến cho biểu tượng nét mới lạ, hiện đại.
+ Lối đi được thiết kế tinh tế uốn lượn mềm mại trên mặt hồ, tạo kết nối cho đài nước và biểu tượng.
– Đài nước:
+ Là hồ nước với sự kết hợp của hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật.
+ Mặt hồ nước tràn là phần nền cho điểm nhấn biểu tượng. Thiết kế các hệ thống phun nước cao thấp khác nhau, kết hợp ánh sáng làm nổi bật ý đồ kiến trúc chung.
* Phân tích ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Biểu tượng theo trường phái kiến trúc biểu hiện, có đường nét hiện đại mang tính gợi hình cao.
+ Không gian tổ chức đa dạng, các góc nhìn đem đến cho con người cảm giác mới lạ, vui tươi sinh động.
– Nhược điểm:
+ Hạn chế trong sự kết hợp các vật liệu sử dụng. phải có sự duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
* Kinh phí thực hiện (dự kiến đầu tư): 24.311.321.311 đ
(Bằng chữ: Hai mươi bốn tỷ, ba trăm mười một triệu, ba trăm hai mươi mốt nghìn, ba trăm mười một đồng).
B/ PHƯƠNG ÁN SO SÁNH 2: Biểu tượng đôi bàn tay, cánh hoa, cánh buồm, kiến trúc biểu tượng.
* Ý tưởng thiết kế:
Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi mang nét đặc trưng của con người, vùng đất Bình Thuận được thể hiện rõ nét qua cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước.
– Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc:
+ Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc được tạo hình cách điệu như đôi bàn tay nâng cánh hoa đỏ, đâu đó gợi cho chúng ta một dòng máu dân tộc hào hùng như đã từng miêu tả trong bài hát “màu hoa đỏ”. Đồng thời cũng mang ý nghĩa cánh chim hòa bình, tự do.
+ Cánh buồm trắng luôn mang ý nghĩa lớn cho sự vươn xa, phát triển. cũng là hình ảnh quen thuộc gắn liền với biển cả, với vùng đất đất Bình Thuận. Nơi có tiềm năng du lịch và cảnh quan biển tuyệt đẹp.
+ Những đường nét cong lượn nhẹ nhàng ôm trọn vào nhau như những vòng tay chào đón, thể hiện tấm lòng hiền hòa và hiếu khách của con người Bình Thuận.
+ Hình ảnh những công trình kiến trúc mang nét đại diện của thành phố Phan Thiết cũng được nhắc tới qua các vòm cong của kiến trúc tháp chăm Poshanu, hay trụ nước phun cao ở giữa là biểu tượng tháp nước của thành phố Phan Thiết.
+ Nền biểu tượng bằng hồ nước tràn được thiết kế nổi, nâng cao, kết hợp hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật tạo hiệu ứng nổi bật cho biểu tượng.
– Đài nước:
Đài nước được thiết kế tinh giản mở rộng bao quanh toàn toàn bộ diện tích còn lại của cụm biểu tượng điêu khắc – kiến trúc. Biểu đạt rõ điểm nhấn chính là biểu tượng, đồng thời cân bằng tỷ lệ diện tích mặt nước trong quần thể công viên. Sử dụng hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật mang lại cảm quan về mỹ thuật cao cho công trình.
* Phân tích ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Ý tưởng được thể đa dạng, mang tính tượng hình cao qua tổ hợp các hình khối và đường nét kiến trúc cho tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt.
+ Biểu đạt rõ chính phụ, trọng tâm của ý đồ thiết kế.
+ Công trình có tính mỹ thuật và bền vững cao.
+ Thuận lợi cho thi công và duy tu bảo dưỡng sau này.
+ Giá thành xây dựng thấp.
– Nhược điểm:
+ Không gian cảm thụ công trình còn hạn chế, chưa đa dạng.
* Kinh phí thực hiện (dự kiến đầu tư): 21.740.278.102 đ
(Bằng chữ: Hai mươi mốt tỷ, bảy trăm bốn mươi triệu, hai trăm bảy mươi tám nghìn, một trăm lẻ hai đồng).
C/ PHƯƠNG ÁN SO SÁNH 3: Biểu tượng đôi bàn tay, cánh hoa, cánh buồm
* Ý tưởng thiết kế:
Được lựa chọn và chắt lọc từ những ưu điểm nổi bật của phương án 1 và phương án 3.
– Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc:
+ Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc được tạo hình cách điệu như đôi bàn tay nâng cánh hoa đỏ, đâu đó gợi cho chúng ta một dòng máu dân tộc hào hùng như đã từng miêu tả trong bài hát “màu hoa đỏ”. Đồng thời cũng mang ý nghĩa cánh chim hòa bình, tự do.
+ Cánh buồm trắng luôn mang ý nghĩa lớn cho sự vươn xa, phát triển. cũng là hình ảnh quen thuộc gắn liền với biển cả, với vùng đất đất Bình Thuận. Nơi có tiềm năng du lịch và cảnh quan biển tuyệt đẹp.
+ Những đường nét cong lượn nhẹ nhàng ôm trọn vào nhau như những vòng tay chào đón, thể hiện tấm lòng hiền hòa và hiếu khách của con người Bình Thuận.
+ Nền biểu tượng bằng hồ nước tràn được thiết kế nổi, nâng cao, kết hợp hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật tạo hiệu ứng nổi bật cho biểu tượng.
– Đài nước:
Đài nước được thiết kế làm 2 phần là hồ nước nổi và sàn nước.
Hồ nước nổi được thiết kế tinh giản nhằm biểu đạt rõ điểm nhấn chính là biểu tượng, đồng thời cân bằng tỷ lệ diện tích mặt nước trong quần thể công viên. Sử dụng hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật mang lại cảm quan về mỹ thuật cao cho công trình.
Sàn nước là phần nền bê tông lót đá granite, được lắp đặt hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật. Khi hệ thống phun nước tạm ngưng hoạt động sẽ trở thành một phần sân chơi.
* Phân tích ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Ý tưởng được thể đa dạng, mang tính tượng hình cao qua tổ hợp các hình khối và đường nét kiến trúc cho tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt.
+ Biểu đạt rõ chính phụ, trọng tâm của ý đồ thiết kế.
+ Công trình có tính mỹ thuật và bền vững cao.
+ Thuận lợi cho thi công và duy tu bảo dưỡng sau này.
+ Không gian cảm thụ công trình đa dạng.
+ Giá thành xây dựng thấp.
– Nhược điểm:
+ tổ chức mặt nước hạn chế, không thuận lợi nếu có lắp đặt hệ thống nhạc nước.
* Kinh phí thực hiện (dự kiến đầu tư): 19.556.678.935 đ
(Bằng chữ: Mười chíni tỷ, năm trăm năm mươi sáu triệu, sáu trăm bảy mươi tám nghìn, chín trăm ba mươi lăm đồng).
2. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ:
Qua những xem xét, phân tích về tính sự hiệu quả của các phương án so sánh trên, Chúng tôi xin đề xuất chọn phương án so sánh 3 (Biểu tượng đôi bàn tay, cánh hoa, cánh buồm) làm phương án chọn vì những nét nổi trội sau:
+ Đa dạng về ý nghĩa, phù hợp với đặc thù của địa phương và tổng thể công trình.
+ Hình khối và đường nét kiến trúc tinh tế, hài hòa. Mang tính biểu hiện cao.
+ Tính mỹ thuật và bền vững cao.
+ Không gian cảm thụ công trình đa dạng.
+ Giá thành xây dựng thấp.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi trình bày và phân tích, Đơn vị Tư vấn kính chuyển Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh cùng các Sở Ban ngành chức năng xem xét phương án thiết kế để công trình: Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) giai đoạn 2, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận được sớm thực hiện, hoàn thành toàn diện công trình.
Với những ý nghĩa to lớn của dự án, việc đầu tư xây dựng công trình Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) giai đoạn 2, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận với hạng mục đã nêu trên là thiết thực và đúng đắn, cần được Lãnh đạo Tỉnh và các cơ quan chức năng của Tỉnh sớm quan tâm đầu tư./.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : sửa giàn phơi Quận Long Biên
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉
Xin mật khầu giải nén ạ
email lehiepapc@gmail.com