Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp.
Mời quý vị tham khảo :Dự toán hạ tầng khu công nghiệp
Mời quý vị tham khảo :Bản vẽ hạ tầng khu công nghiệp
Mời quý vị tham khảo :Thiết kế hạ tầng khu công nghiệp
NBIZ được thành lập vào năm 1994 với tổng diện tích 100 ha thuộc giai đoạn 1 và giai đoạn mới 2 gồm 14,1 ha chiến lược cho các nhà máy trong khu công nghiệp. NBIZ được quản lý bởi Công ty TNHH Phát triển Nội Bài (NBD), một công ty liên doanh giữa Vista Spectrum (M) Sdn. Bhd. (Malaysia)và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị -. UDIC (Việt Nam).
NBIZ nằm liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài (7km) và thuận tiện kết nối bằng đường cao tốc tới trung tâm thành phố Hà Nội (35km) và các cảng Hải Phòng và Cái Lân (130km). Một đường cao tốc mới được xây dựng từ NBIZ đi Lào Cai, sang Trung Quốc.
Với vị trí lý tưởng, NBIZ thu hút 40 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào NBIZ chủ yếu từ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Ả Rập Saudi, Malaysia, Singapore, Đài Loan và gần đây nhất Pháp.
THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG
—–********—-
PHẦN I : GIỚI THIỆU TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH.
I/ ĐẶC ĐIỂM GÓI THẦU:
Tên công trình:
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BƯỚC 2, GIAI ĐOẠN 1, KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI
Chủ đầu tư:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NỘI BÀI
Hạng mục :
Mương thoát nước
Địa đIểm xây dựng:
KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI
II/ PHẠM VI CÔNG VIỆC:
Công trình: Xây dựng cơ sở hạ tầng bước 2, giai đoạn 1, khu công nghiệp nội bài
Các phần việc chủ yếu gồm:
- Mương thoát nước
Hạng mục mương thoát nước
+ Nền trước san nền được đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm, sau đó đổ đất đồi. Hệ số đầm chặt K=0.95
- San nền: đạt đến cao độ +12.000
III/ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH:
- Công trình có hồ sơ thiết kế, kỹ thuật thi công đầy đủ.
- Đường giao thông vận chuyển vật liệu thuận tiện
- Vị trí địa lý của công trình thuận tiện cho việc cung cấp nguồn nước và điện phục vụ thi công và sinh hoạt.
PHẦN II: KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CHỦ YẾU.
- Căn cứ vào khối lượng trong Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư .
- Căn cứ vào Hồ sơ Thiết kế của Hồ sơ mời thầu.
- Đơn vị dự thầu đã tính tiên lượng công tác thi công chi tiết đầy đủ (theo bản tính tiên lượng dự toán của đơn vị dự thầu).
- Bảng thống kê khối lượng xem hồ sơ dự toán của Đơn vị dự thầu.
PHẦN III : TỔ CHỨC THI CÔNG
I/ TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG:
- Những yêu cầu cần đạt được:
- Khi bố trí mặt bằng thi công không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động và cảnh quan chung, đảm bảo giao thông, an toàn vệ sinh môi trường.
- Bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý thuận tiện, hạn chế tôi đa bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực xung quanh và không gây cản trở đến quá trình thi công.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công .
- Đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tốt.
- Tổng mặt bằng tổ chức thi công:
- Nhà ban chỉ huy công trình.
- Nhà bảo vệ công trình.
- Lán nghỉ công nhân.
- Kho vật tư
- Khu vực sinh hoạt công nhân
- Khu vực nhà ăn
- Hệ thống điện nước phục vụ thi công:
- Hệ thống điện phục vụ thi công: Nhà thầu sẽ liên hệ trực tiếp và làm đủ thủ tục hợp đồng điện với đơn vị Chủ quản điện lưới của khu vực để lấy điện từ trạm biến áp phục vụ thi công công trình và thanh toán theo quy định của sở điện khu vực quy định. Tổ chức mạng lưới điện thi công phải phù hợp, thuận lợi cho thi công, sinh hoạt, sản xuất phục vụ thi công, bảo đảm an toàn về điện. Để đề phòng trường hợp mất điện đột xuất trong quá trình thi công, Nhà thầu sẽ đặt máy phát điện dự phòng 40 KVA tại công trường.
- Hệ thống nước phục vụ thi công: Nhà thầu sẽ liên hệ với chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản để có nguồn nước trong khu vực và thanh toán theo quy định.
II/ TỔ CHỨC NHÂN LỰC:
Căn cứ vào quy mô xây dựng công trình và yêu cầu kỹ thuật. Căn cứ vào tiến độ thi công công trình. Căn cứ vào khả năng điều động máy móc thiết bị thi công. Đơn vị thi công tổ chức bộ máy chỉ huy và lực lượng công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình như sau:
- Tổ chức bộ máy gián tiếp:
- Chỉ huy trưởng công trường: 1 kỹ sư xây dựng, có trên 10 năm kinh nghiệm.
- Cán bộ kỹ thuật thi công :
+ 02 kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm trên 5 năm
+ 01 kỹ sư điện.
+ 02 trung cấp vật tư làm thủ kho.
+ 02 Nhân viên bảo vệ.
- Lực lượng công nhân trực tiếp:
- Tay nghề bình quân:
+ Thợ bậc 5/7 ¸ 7/7 chiếm 25%.
+ Thợ bậc 3/7 ¸ 4/7 chiếm 25%.
+ Thợ phổ thông và các ngành nghề khác chiếm 50%.
- Thời gian làm việc 8 giờ/ ca .
- Ngày làm việc từ 1¸ 2 ca.
- Quản lý nhân lực:
- Thực hiện tốt công tác đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương sở tại.
- Đảm bảo an ninh trật tự tuyệt đối, an toàn xã hội trên địa bàn ép quân.
- Lập nội quy công trường và nội quy an toàn lao động, tổ chức cho công nhân học tập và thực hiện nghiêm túc nội quy đề ra.
- Công nhân ra vào công trình phải có thẻ do đơn vị thi cung cấp.
- Quan hệ giữa Công ty và bộ phận chỉ huy công trường:
- Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và Ban chỉ huy công trường, Phân công các phòng ban trên lĩnh vực chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra chỉ huy trưởng công trường thực hiện hợp đồng có hiệu quả, biện pháp thi công, quy trình, quy phạm, nghiệm thu chất lượng, xử lý kỹ thuật, thiết bị và an toàn thi công, cung ứng vật tư, nhân lực.
- Bộ phận quản lý ngoài hiện trường mà trực tiếp là chỉ huy trưởng công trường phải thường xuyên báo cáo Giám đốc Công ty tình hình thi công và các mặt quản lý trên công trường. Chỉ huy trưởng Công trường có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện đầy đủ các yêu cầu. Đảm bảo công trình thi công một cách liên tục đúng hồ sơ Thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ mỹ thuật công trình, đồng thời phối hợp để giải quyết các vướng mắc trong từng lĩnh vực thi công một cách kịp thời và có hiệu quả cao nhất.
III/ MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG:
- Điều động đầy đủ các loại máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại đến công trình phục vụ công tác thi công, thực hiện cơ giới hóa để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ công trình.
- Có phương án dự phòng về máy móc thiết bị để đảm bảo thi công liên tục khi có sự cố hư hỏng hoặc mất điện nước, có thợ sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị chuyên nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa định kỳ (theo chế độ hiện hành).
- Thiết bị máy móc thi công điều động cho công tác thi công công trình:
IV/ TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ :
Ngoài các yếu tố quyết định như tổ chức nhân lực, tổ chức quản lý điều hành, giải pháp kỹ thuật thì vật tư là khâu then chốt quyết định đến tiến độ công trình.
- Tổ chức cung ứng vật tư cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Vật tư đưa vào sử dụng phải đúng chủng loại, kích thước chất lượng theo yêu cầu hồ sơ Thiết kế, hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư, đáp ứng đúng yêu cầu các quy trình quy phạm hiện hành.
- Vật tư đưa vào thi công công trình phải được thí nghiệm, kiểm tra, kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng hành nghề. Đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật và được sự đồng ý của Chủ đầu tư.
- Nguồn cung cấp vật liệu địa phương thực hiện đúng theo quy định của chuyên nghành.
- Tổ chức cung ứng vật tư đảm bảo xe chạy đúng luồng đường giao thông quy định, tất cả các loại xe chở vật liệu đều phải được che phủ bằng bạt kín tránh gây bụi ồn cho khu vực.
- Biện pháp tổ chức cung ứng vật tư :
- Tính toán khối lượng chủng loại vật tư phục vụ cho từng giai đoạn thi công (theo tiến độ).
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư về các chỉ tiêu kích thước, chỉ tiêu cơ lý … trước khi cung ứng.
PHẦN IV : VẬT LIỆU
Vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng công trình phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn Việt Nam, đúng chủng loại, chất lượng, mẫu mã đã ghi trong hồ sơ Thiết kế và Hồ sơ mời thầu mà Chủ đầu tư yêu cầu và được Chủ đầu tư chấp thuận.
I/ VẬT LIỆU CHÍNH TRONG XÂY Dựng:
– Đất đồi:
- Đất dùng cho công trình là loại đất đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.
- Đất được đánh giá và áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
- Các loại đất trên khi đưa vào sử dụng phải theo yêu cầu kỹ thuật và quy trình, quy phạm khi đưa vào sử dụng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư và kỹ sư giám sát.
- Nhà thầu phải báo cáo bằng văn bản với Chủ đầu tư về các chỉ tiêu cơ lý của đất mới được phép đưa vào thi công công trình.
II/ CÁC LOẠI VẬT TƯ KHÁC:
Các loại vật tư khác được đưa vào công trình đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và phải được chủ đầu tư chấp nhận.
PHẦN V: TIẾN ĐỘ THI CÔNG
- Căn cứ vào khối lượng xây dựng công trình.
- Căn cứ vào quy mô xây dựng toàn công trình (số lượng các hạng mục xây dựng).
- Căn cứ vào mức độ phức tạp của từng loại kết cấu công trình.
- Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công.
- Căn cứ vào TCVN và các quy định quy phạm hiện hành.
- Đơn vị thi công hoạch định tổng thời gian thi công hoàn thành toàn bộ công trình là : 135 ngày.
- Trình tự thi công được thực hiện đứng theo quy trình quy phạm kỹ thuật xây dựng công trình(TCVN) và đúng yêu cầu kỹ thuật mà hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư quy định.
PHẦN VI: GIẢI PHÁP THI CÔNG
I/ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG:
- Căn cứ vào đặc điểm thiết kế của công trình.
- Căn cứ vào đặc điểm vị trí mặt bằng xây dựng công trình.
- Căn cứ vào khả năng điều động thiết bị máy móc thi công, nhân lực, vật tư.
- Căn cứ vào yêu cầu tiến độ của Chủ đầu tư yêu cầu.
II/ GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ THI CÔNG MỘT HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH:
– Thi công San nền :
- Dùng xe chở vật liệu đến công trình đổ tại vị trí san nền sau đó tiến hành ủi phẳng và lu lèn đến độ chặt thiết kế.
PHẦN VII: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
Trong quá trình thi công công trình:”Xây dựng cơ sở hạ tầng bước 2, giai đoạn 1, khu công nghiệp nội bài ” Nhà thầu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, quy trình, quy phạm của Việt Nam. Thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ Thiết kế, Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư. Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của Chủ đầu tư.
I/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG:
- Công tác chuẩn bị mặt bằng được tiến hành ngay sau khi hợp đồng được ký kết và được Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng.
- Các công việc được tiến hành:
- Xây dựng lán trại kho tàng.
- Liên hệ lấy nước thi công và sinh hoạt.
- Kéo đường điện thi công và chiếu sáng.
- Căn cứ bản vẽ khảo sát địa hình khu vực, căn cứ các cột mốc cao độ đã có, Nhà thầu lập hệ lưới cao độ và bảo quản trong suốt quá trình thi công cho đến khi nghiệm thu.
II/ CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC CÔNG TRÌNH:
- Dụng cụ:
- Máy kinh vĩ, máy thủy bình, thước dây (bằng thép), ni vô…
- Trong quá trình thi công thường xuyên sử dụng hệ thống máy trắc đạc để kiểm tra và định vị tim cốt của các bộ phận công trình trên cơ sở tim mốc, cao trình chuẩn.
- Định vị công trình :
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, Nhà thầu nhận các cọc mốc và cọc tim chính của từng công trình cụ thể, bố trí thêm các cọc mốc phụ cần thiết cho việc thi công. Tất cả các cọc mốc được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, cố định thích hợp và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại các cọc mốc chính đúng vị trí Thiết kế khi cần để kiểm tra thi công.
- Trong khi thực hiện công tác định vị công trình Nhà thầu đảm bảo xác định đúng và chính xác các vị trí như tim, trục công trình mà cơ quan Thiết kế đã bàn giao.
III/ CÔNG TÁC ĐẤT :
- Sau khi định vị được mặt bằng, hướng đi, tiến hành thi công đào đất hữu cơ.
- Bơm nước ao.
- Vét bùn mương ao.
- Công tác đào đất sẽ được tiến hành từng đợt bằng máy đào gầu nghịch dung tích gầu 0.8 m3 và được chỉnh sửa lại bằng phương pháp thủ công.
- Biện pháp tiêu thoát nước trong quá trình thi công, đào hệ thống ống cấp nước, bơm nước ra khỏi công trình.
- Các hạng mục công trình sau khi thi công xong được Chủ đầu tư nghiệm thu thì Nhà thầu tiến hành lấp đất và đầm chặt. Đất được đắp từng lớp 20-30 cm đầm chặt đến k=0.95 rồi mới đắp tiếp lớp tiếp theo.
Biện pháp đắp đất nền
Công tác đắp đất san nền được tiến hành sau khi khởi công xây dựng công trình. Làm lán trại, điện nước tạm cho công nhân cơ giới ăn ở để thi công phần san đắp nền, đắp bờ vây. Đưa máy móc, thiết bị thi công về công trình như: máy xúc, ôtô vận chuyển, máy đầm và những phương tiện dụng cụ khác. Làm đường thi công nội bộ, trước mắt phục vụ cho việc đắp đất san nền: san ủi phẳng sơ bộ diện tích mặt bằng đắp đất, làm những thủ tục cần thiết với Chủ đầu tư, với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan.
Đắp nền bằng vật liệu đất sẽ được đắp thành các lớp nằm ngang không quá 30cm, việc tính tơi xốp phải được đầm chặt theo quy định trước khi đặt lớp tiếp theo. Thiết bị rải có hiệu quả sẽ đựoc dùng trên từng lớp để đạt được độ dày đồng đều trước khi đầm chặt. Như tiến độ đầm từng lớp, mức độ thao tác liên tục sẽ yêu cầu để đảm bảo độ chặt đồng nhất. Nếu cần thiết nước sẽ phải thêm vào hoặc bớt đi để đạt được độ chặt yêu cầu.
Nơi đổ hoặc lu lèn vật liệu trong các điều kiện lũ lụt bất khả kháng, thì Nhà thầu sẽ đệ trình cho Chủ đầu tư phê chuẩn các biện pháp đề nghị để đảm bảo việc lu lèn thích hợp.
Mỗi lớp sẽ được san và làm phẳng bằng thiết bị san thích hợp. các vật liệu chứa nhiều hơn 25% số lượng lớn đá có kích thước lớn hơn 150mm, kích thước lớn nhất sẽ không được thi công với cao độ 300mm dưới nền đất đã hoàn tất như trên. Sự cân bằng đắp đất nền sẽ là hỗn hợp vật liệu thích hợp đã được nhẵn phẳng và thành các lớp không quá 200mm độ dày tơi và được đầm như qui định cho đắp đất nền đường
Đầm chặt
Nhà thầu sẽ tiến hành thử nghiệm đầm chặt có quy mô đầy đủ trên các khu vực không nhỏ hơn 10m rộng 50m dài như quy định của Chủ đầu tư và sử dụng các biện pháp của Nhà thầu hoặc các sửa đổi đó ngoài ra như có thể thấy cần thiết thoả mãn cho Chủ đầu tư tất cả các liên quan tới đầm nén có thể đạt một cách hợp lý. Các thí nghiệm về đầm nén với các loại vật liệu đắp chính phải được dùng trong các công trình sẽ phải hoàn thành trước công việc cùng với các vật liệu tương ứng sẽ được phép bắt đầu.
Nếu trong khi thi công các công trình, đặc điểm và các đặc tính của vật liệu đắp thay đổi, thì Nhà thầu sẽ tiến hành các thử nghiệm đầm chặt quy mô đầy đủ thêm và đệ trình các kết quả cho Chủ đầu tư phê chuẩn.
Trong suốt quá trình khi đầm nén nền đất đang tiến hành, Nhà thầu sẽ tôn trọng triệt để các quy trình đầm lèn đã thấy trong các thử nghiệm đầm chặt cho từng loại vật liệu đang đầm, từng loại thiết bị đầm được dùng và từng độ đầm chặt theo quy định
Ngoại trừ các chỉ dẫn khác trên các bản vẽ hoặc quy định khác, Nhà thầu sẽ đầm vật liệu đã đắp thành các lớp đắp nền nhiều hơn 500mm dưới nền đất và vật liệu được xới đến độ sâu xác định dưới nền đất ở mặt cát, cho đến khi có độ chặt đồng đều không nhỏ hơn 95% số lượng lớn độ chặt khô tiêu chuẩn tối đa được xác định theo thí nghiệm đạt được tại độ ẩm đã được Chủ đầu tư chấp thuận là thích hợp cho độ chặt. Việc chấp nhận đầm nén có thể dựa trên lực dính kết đối với một con lăn đã được phê chuẩn như đã nêu trong Hồ sơ mời thầu và các thanh kiểm tra độ chặt.
Các lớp đắp dầy 500mm hoặc thấp hơn dưới cao độ nền đất phải được lu lèn tới một độ chặt đồng đều không nhỏ hơn 100% độ chặt khô tiêu chuẩn tối đa đã được xác định trong thí nghiệm, tại một độ ẩm đã được Chủ đầu tư chấp nhận là thích hợp cho độ chặt đó.
Trong tiến trình công việc, Nhà thầu sẽ thực hiện các thí nghiệm độ chặt của vật liệu đầm phù hợp với quy trình thi công và nghiệm thu nền đường hoặc các thí nghiệm độ chặt ngoài hiện trường đã được Chủ đầu tư chấp thuận, kể cả việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm định cỡ hạt một cách chính xác. Sự định cỡ hạt đó sẽ gồm cả việc so sánh với tính toán trực tiếp độ chặt nguyên trạng tại hiện trường phù hợp với các thí nghiệm. Sự hiệu chỉnh các hạt thô có thể thực hiện theo kết quả đó. Nếu bằng các thí nghiệm đó Chủ đầu tư xác định rằng độ chặt theo quy định và các trạng thái ẩm không đạt được thì Nhà thầu phải tiến hành thêm công việc có thể cần thiết để đạt tới các điều kiện quy định.
Ít nhất một nhóm phải tiến hành 3 thử nghiệm độ chặt tại chỗ 150m2 của từng lớp đắp đã đầm. Thí nghiệm sẽ được tiến hành đến đủ độ sâu của lớp đó. Để lấp đất xung quanh các kết cấu hoặc trong các hào cống, ít nhất phải tiến hành một thử nghiệm cho mỗi lớp đắp đã hoàn thành.
Theo dõi lún trong thi công
Trên toàn tuyến đặt bốn mốc quan trắc lún ở 10 cắt ngang (2 cắt ngang ở vị trí theo tuyến cũ, nền đắp không có vải địa kỹ thuật và cọc tre, và 2 cắt ngang ở vị trí theo tuyến cũ, nền đắp có vải địa kỹ thuật và gia cố cọc tre và 6 cắt ngang cho đoạn tuyến làm mới). Mỗi cắt ngang đặt ba mốc (bố trí mốc ở tim và hai bên vai đường hoặc 2 điểm mút và điểm giữa phần mở rộng nề đường), mốc quan trắc phải làm theo đúng thiết kế.
Trong trường hợp có vải địa kỹ thuật đế mốc quan trắc lún phải đặt trên lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa đất lèn và tầng đệm cát.
Trường hợp không có vải địa kỹ thuật thì đế mốc quan trắc lún đặt trên lớp thứ nhất của tầng đệm cát.
Nhà thầu sẽ cung cấp toàn bộ nhân sự cần thiết để lắp đặt và quan trắc các thiết bị đo lún. Các số đo sẽ được ghi lại ít nhất 3 lần một tuần bởi một chuyên gia địa kỹ thuật giầu kinh nghiệm do Nhà thầu cung cấp và các kết quả sẽ được báo cáo trực tiếp cho Chủ đầu tư bằng các văn bản. Trên cơ sở các kết quả này, Chủ đầu tư sẽ đưa ra các chỉ dẫn để điều khiển công việc.
Công tác trắc đạc
– Công tác trắc đạc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thi công, vì vậy chúng tôi luôn quan tâm đến công tác này.
- Nội dung công việc
– Thiết lập hệ thống chuẩn mức cho công trình. Hệ thống này được bố trí tại các vị trí thuận lợi và an toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thi công.
Hệ mốc được duy trì trong suốt quá trình thi công.
Máy trắc đạc phục vụ tại công trình được trung tâm đo lường kiểm định và hiệu chỉnh chuẩn xác. Trong quá trình thi công chúng tôi sử dụng một máy kinh vĩ và một máy thuỷ bình có độ chính xác cấp 3 đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phương pháp truyền dẫn tim trục dùng phương pháp toạ độ vuông góc kết hợp với toạ độ cực. Từ giữa các trục này có các đoạn đo chiều dài được thực hiện bằng thước thép đã được kiểm nghiệm với sai số 1/25000.
. Độ chính xác:
Với biện pháp đo đạc kiểm tra trong quá trình thi công như trên công trình sẽ đạt được độ chính xác như sau:
Khoảng cách giữa tất cả các trục tại bất kỳ vị trí nào không vượt quá 0.5mm so với kích thước thiết kế.
Các đường trục tại mỗi cao trình:
+ Sai lệch không quá 5mm so với đường trục tương ứng gần nhất.
+ Sai lệch không quá 10mm so với đuờng trục tương ứng thấp nhất.
– Sai số cao độ:
+Cao trình so với điểm truyền độ cao gần nhất +-5mm
+ Cao trình so với khống chế cao độ +-10mm
PHẦN VIII: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIẾN ĐỘ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
I – CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG:
- Công trình phải được thi công đúng theo thiết kế và tiến độ.
- Đảm bảo kỹ, mỹ thuật, các cao độ thiết kế, các sai số về kích thước kết cấu phải nằm trong giới hạn cho phép TCVN của nghành xây dựng là:
+ Sai số chiều dài kích thước không vượt quá 5 mm.
+ Sai số kích thước tiết diện không vượt quá 5 mm.
+ Bề mặt kết cấu không sai quá 5mm.
II – CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, TIẾN ĐỘ:
- Công ty chúng tôi có:
+ Đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, có năng lực tổ chức thi công.
+ Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
+ Thiết bị thi công và kiểm tra chất lượng công trình hiện đại.
+ Có năng lực dồi dào về tài chính.
- Chúng tôi đã thi công nhiều công trình san nề, làm đường, …Vì vậy vấn đề chất lượng được đưa lên vị trí hàng đầu. Chúng tôi có qui trình chặt chẽ nhằm quản lý chất lượng công trình và đưa ra các biện pháp sau đây:
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, điều tra thực tế hiện trạng khu đất và các yêu cầu chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng để lập biện pháp thi công chi tiết cho từng công tác.
- Căn cứ trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, Ban chỉ huy công trình phối hợp với phòng kỹ thuật Công ty kiểm tra lại bản vẽ nhằm phát hiện những sai sót về kiến trúc, kết cấu để báo cáo kiến nghị với Chủ đầu tư cho ý kiến sử lý.
- Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật do thiết kế đề ra, và căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng Việt Nam (TCVN), các loại vật liệu sử dụng cho công trình và biện pháp kỹ thuật thi công đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Biện pháp thi công phải đảm bảo an toàn cho khu dân cư và các công trình xung quanh. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ..
- Biện pháp tổ chức thi công phải đảm bảo hợp lý mang tính khoa học để đảm bảo tiến độ, các công việc không được chồng chéo, bố trí nhân lực hợp lý phù hợp với trình độ công nhân.
- Biện pháp tổ chức thi công hoàn thiện, trang trí phải đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ của kiến trúc và đảm bảo chất lượng.
- Bố trí các kỹ sư thi công và giám sát thi công từng chi tiết công việc để đảm bảo việc thi công đúng như thiết kế.
- Sau khi xác định các tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN, Ban chỉ huy công trường và phòng kỹ thuật Công ty lập biện pháp thi công chi tiết. Biện pháp này sẽ được trình lên Chủ đầu tư sau đó dùng để thi công công trình.
PHẦN IX: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
- Biện pháp an toàn:
- Cán bộ kỹ thuật thi công lập đầy đủ các biện pháp thi công với độ an toàn cao cho từng công việc . Trước khi thi công nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư dựng biển báo xung quanh khu vực thi công, làm giấy đăng ký tạm trú và làm thẻ công trường cho CBCNV thi công tại hiện trường.
- An toàn cho thiết bị máy móc thi công: Các thiết bị thi công đều được lắp dây tiếp đất, dây dẫn điện phải có vỏ bọc tuyệt đối an toàn.
- Có nội quy, biển bảo ghi rõ quy định cho người vận hành, lối đi lại cho người, xe vận chuyển trên công trường. Đường điện thi công phải đảm bảo an toàn cho sản xuất.
- Làm tốt công tác an toàn trong suốt quá trình thi công, giảm hạn chế đến mức tối đa tiếng ồn trong thi công làm ảnh hưởng đến khu sinh hoạt và giảng đường xung quanh môi trường xung quanh.
- Trên công trường luôn có các biển báo, khẩu hiệu để nhắc nhở người qua lại tránh tai nạn.
- Trang bị an toàn và chế độ bảo hiểm:
- Công nhân và cán bộ kỹ thuật thi công được trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn lao động: Như mũ cứng, ủng cao su, găng tay… thực hiện đúng quy định của nhà nước về an toàn lao động cho từng loại công tác.
- Người lao động trên công trường được huấn luyện, học tập các nội quy, biện pháp bảo hộ lao động. Trong đó có quy định trong khi làm việc không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia… Người lao động được mua bảo hiểm theo quy định của nhà nước.
- Trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trường và cán bộ kỹ thuật thi công:
- Lập nội quy, quy chế về an toàn lao động và tổ chức học tập đến tận người lao động
- Chịu trách nhiệm phân công cho cán bộ phụ trách ATLĐ, lập mạng lưới an toàn vệ sinh cho toàn công trường, thường xuyên đôn đốc kiểm tra và chấp hành an toàn lao động.
- Có phương tiện sơ cấp cứu cũng như hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện giao thông trên công trường.
PHẦN X: CÔNG TÁC VỆ SINH VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
- Công tác vệ sinh môi trường:
- Trong quá trình thi công công trình, Nhà thầu thi hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường và thông tư hướng dẫn 1420 của Bộ khoa học và công nghệ môi trường.
- Về yêu cầu kỹ thuật: Các loại vật liệu tập kết trên công trường phải gọn gàng không cản trở cho việc đi lại và thao tác. Hệ thống nước thải thi công, nước mưa có rãnh dẫn về hố thu để dẫn ra hệ thống thoát nước quy định.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường, đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Các xe vận chuyển đất,… trên công trường đều được phủ bạt, che chắn gió, và phải đảm vệ sinh an toàn trong giao thông.
- Khu vệ sinh bảo đảm hợp lý, sạch sẽ, theo tiêu chuẩn cho phép.
- Mặt bằng thi công công trình phải đảm bảo phong quang, thoáng sạch sau mỗi công đoạn thi công.
- Công tác phòng chống cháy nổ:
- Công tác phòng chống cháy nổ được thực hiện theo pháp lệnh PCCC và Thông tư TT/LB ngày 03/11/1989 của Bộ nội vụ- Bộ xây dựng và chỉ thị 237 TTg ngày 19/04 1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC .
- Trên công trường phải có phương án PCCC, kho chứa vật liệu dễ cháy nổ như : kho dầu mỡ, … phải quy định khu vực nấu nướng trên công trường. Phải có quy định về sử dụng điện sao cho an toàn.
- Bố trí dụng cụ cứu hoả, bể chứa cát, sô, thùng, xẻng, thang …
PHẦN XI: CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH
- Chế độ bảo hành công trình là trách nhiệm của doanh nghiệp xây dựng đối với Chủ đầu tư về chất lượng công trình trước pháp luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng do mình gây ra trong thời gian bảo hành.
- Quy chế bảo hành xây lắp công trình áp dụng theo quyết định 499/BXD-GD ngày 18/9/1996 của Bộ xây dựng- QLQLĐ & 42 CP.
- Đơn vị thi công chịu trách nhiệm bảo hành toàn bộ công trình theo quy định.
PHẦN XII: CÔNG TÁC AN NINH TRẬT TỰ
Đơn vị thi công phải quán triệt số cán bộ công nhân viên của mình khi làm việc trên công trường không được vào các khu lân cận, không được gây ồn ào mất trật tự. Vật tư xe máy của Nhà thầu phải tập kết đúng nơi quy định.
Trong quá trình thi công phải có biện pháp an toàn không để ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Các trường hợp có sự cố do bên thi công gây ra thì Nhà thầu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
PHẦN XIII: KẾT LUẬN
Trên đây là bản thuyết minh tóm tắt các biện pháp tổ chức và kỹ thuật thi công chủ yếu của công trình:“Xây dựng cơ sở hạ tầng bước 2, giai đoạn1, khu công nghiệp nội bài“ mà Nhà thầu chúng tôi đề ra. Với năng lực và kinh nghiệm đã trải qua, chúng tôi khẳng định rằng nếu trúng thầu, Nhà thầu chúng tôi sẽ thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ, đưa công trình vào sử dụng với chất lượng cao, bền, đẹp, mỹ quan, đúng theo yêu cầu Thiết kế.
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉