Khởi công dự án cụm công nghiệp Xuân Lai, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá

Dự án cụm công nghiệp Xuân Lai là dự án cụm công nghiệp khởi công đầu tiên trên địa bàn huyện. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập cụm công nghiệp ngày 24/3/2020. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xuân Lai được giao làm chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Vừa qua, tại xã Xuân Lai (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), UBND huyện Thọ Xuân đã tổ chức lễ khởi công dự án cụm công nghiệp Xuân Lai. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 119 tỷ đồng, trong đó 100% vốn là của chủ đầu tư.

Đây là một trong những dự án trọng điểm về hạ tầng công nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2021-2025 và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các ngành nghề: may mặc, da giày; nhóm các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh; chế biến nông sản, thực phẩm, nước giải khát; các dự án chế biến gỗ, sản phẩm nhựa có nguyên liệu từ hạt nhựa; sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm kim loại, linh kiện, phụ kiện kim loại và các ngành nghề khác có liên quan. Dự kiến đến cuối năm 2025, chủ đầu tư sẽ đưa dự án vào khai thác, sử dụng và lấp đầy được khoảng 50%; đến hết năm 2026, lấp đầy 100% diện tích.

Dự án cụm công nghiệp Xuân Lai là dự án cụm công nghiệp khởi công đầu tiên trên địa bàn huyện. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập cụm công nghiệp ngày 24/3/2020. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xuân Lai được giao làm chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Theo quy hoạch, Dự án có tổng diện tích là 149.945m2. Trong đó, quy mô dự án bao gồm: Đất nhà máy, nhà xưởng sản xuất công nghiệp là 104.331m2; đất điều hành, văn phòng là 1.601,6m2; đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật là 2.582,3m2; đất cây nước là 22.021,9m2 và đất giao thông là 19.408,2m2.

Được biết, Dự án cụm công nghiệp Xuân Lai sẽ bao gồm các nhóm ngành, nghề như: Nhóm các dự án may mặc, da giày; nhóm các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh; nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát; nhóm các dự án chế biến gỗ; nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng; nhóm các dự án chế biến nông sản; nhóm các dự án văn phòng phẩm; nhóm các dự án sản xuất các sản phẩm nhựa; nhóm các dự án sản xuất các sản phẩm kim loại, linh kiện, phụ kiện kim loại và các ngành nghề khác.

Dự án xây dựng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thọ Xuân nói chung, vùng tả ngạn sông Chu nói riêng. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của huyện, của địa phương; triển khai thực hiện đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu tạo quỹ đất xây dựng nhà máy lớn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Bên cạnh đó, di chuyển các cơ sở sản xuất địa bàn vào cụm công nghiệp để quản lý vệ sinh môi trường, nước xả thải được tốt hơn, góp phần đưa huyện Thọ Xuân hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, trở thành thị xã trước năm 2030.

Những năm qua, huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương của Thanh Hóa có những bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư. Theo đó, huyện đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng trong huyện và các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Về hạ tầng giao thông, địa phương triển khai tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Về hạ tầng đô thị, bên cạnh việc phê duyệt các quy hoạch đô thị mới, địa phương đã huy động nguồn lực hỗ trợ các xã đầu tư hệ thống kết cấu điện chiếu sáng. Đến nay, huyện đã quy hoạch được 8 cụm công nghiệp, trong đó có 3 cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư gồm: Cụm công nghiệp Xuân Lai, cụm Công nghiệp Thọ Minh, cụm Công nghiệp Thọ Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch là trên 82 ha. Từ năm 2016 đến nay, đã thu hút 82 nhà đầu tư vào địa phương, với tổng diện tích là trên 1 nghìn ha và tổng số  vốn đầu tư lên tới gần 12 ngàn  tỷ đồng. Tiêu biểu như: Tập đoàn Sao Mai, Tập đoàn Hoa Lợi, Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, Công ty cổ phần may Minh Anh…

Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu là phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo; đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉