Những điểm cần lưu ý khi lập thiết kế công trình và lên dự toán cũng như tổng mức đầu tư dự án

1.Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

Tham khảo các mẫu dự toán :

– Mẫu dự toán nhà xưởng

– Mẫu dự toán văn phòng

– Mẫu dự toán cọc bê tông ly tâm

– Mẫu dự toán nhà biệt thự

– Mẫu dự toán nhà lô phố

Mẫu dự toán nội thất chung cư

– Mẫu dự toán phòng cháy chữa cháy
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án.Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định

2. Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau
2.1. Phương án công nghệ
Bao gồm các giải pháp sử dụng  những  công nghệ tiên tiến, như xây cầu giờ có nhiều giải pháp công nghệ khác nhau: phương pháp đúc hẫng, dây văng, xây bằng chữ T, chữ I…tùy theo công trình muốn xây dựng mà mình chọn công nghệ phù hợp, mỗi kiểu đều sử dụng công nghệ khác nhau. Việc của người tư vấn thiết kế là đưa ra những phương án phù hợp cho khách hàng và người tiêu dùng chọn lựa.
2.2. Công năng sử dụng
Từ thời nguyên thủy để bảo vệ mình, con người tiền sử đã biết tạo ra những dạng thức kiến trúc đầu tiên để chống lại những tác động của thiên nhiên, thời tiết . Như vậy kiến trúc được nảy sinh trên nhu cầu công năng sử dụng của con người.
Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của từng đối tượng  : nhà cửa, chùa chiền, trung tâm mua sắm, các công trình giao thông….để có thể tư vấn cho họ những phương án tốt nhất. Ví dụ : xây nhà để ở, xây cầu để phục vụ cho nhu cầu đi lại…
2.3. Phương án kiến trúc
Khi xây dựng một công trình nào đó, sẽ có nhiều phương án kiến trúc khác nhau. Người tư vấn thiết kế sẽ giúp khách hàng chọn cho mình phương án tối ưu nhất.
Ví dụ khi xây một ngôi nhà cùng một diện tích, nhưng lại có nhiều bản vẽ khác nhau. Có phương án nhìn ngôi nhà sẽ rộng rãi, nhưng cũng có thể thiết kế nhỏ gọn và ấm cúng, tùy vào nhu cầu của từng đối tượng khác nhau.
2.4. Tuổi thọ công trình
Trước nay ít ai quan tâm đến tuổi thọ, sự bền vững của công trình, khi xây nhà họ chỉ để ý đến vẻ đẹp của nó.
Tuổi thọ công trình là khái niệm chỉ thời gian tồn tại của công trình . ví dụ như cây cầu thiết kế trong vòng 10 năm phải tu sữa lại hoặc xây mới. Tuổi thọ công trình xây dựng thường được tính từ thời điểm công trình được đưa và khai thác (sau khi hoàn tất việc xây dựng hay sau một sửa đổi lớn) cho tới khi chuyển sang trạng thái giới hạn. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào cá yếu tố như vật liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công…
2.5. Phương án kết cấu
Kết cấu xây dựng  bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng.
Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạng thái giới hạn sử dụng .
Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định.
Thiết kế xây dựng dân dụng
Hình 2 : Thiết kế phải được đồng bộ về hình thể và màu sắc
2.6. Phương án phòng chống cháy nổ
Gần đây các vụ cháy nổ lớn thường xảy ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau như : chập điện, rò rỉ điện…. Vì vậy cần tư vấn cho người sử dụng những phương án tốt nhất trong việc phòng chống cháy nổ, như luôn trang bị  bình cứu hỏa, sử dụng các vật liệu khó bắt lửa… Với phương châm an toàn của khách hàng là trên hết.
2.7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
Ngày nay ta thường sử dụng năng lượng thiên nhiên như : mặt trời,sức gió, nước…vừa đảm bảo an toàn, lại tiết kiệm điện năng. Cần tư vấn cho khách hàng thấy rõ lợi ích thiết thực của các thiết bị sử dụng năng lượng , đồng thời đưa ra những thiết kế phù hợp với công trình mà họ yêu cầu.
2.8 Giải pháp bảo vệ môi trường
Giải pháp bảo vệ môi trường là giải pháp sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường hay còn gọi là xây dựng xanh hay công trình bền vững nhằm hướng đến một công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, đồng thời hạn chế tác động không tốt đến môi trường. Để làm được vậy, các công trình cần được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu chuẩn nhất định. Cũng chính vì những tính năng này mà việc xây dựng công trình xanh có thể giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra một môi trường sống đảm bảo sức khỏe và hiệu quả hơn cho những người sử dụng.
Không khí ngày càng ô nhiễm bởi các tác động tiêu cực của môi trường. Do vậy việc đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường hết sức cần thiết. Ví dụ như : thông  gió tự nhiên vì nhà thường ít cửa (đề phòng trộm cắp), trồng cau trước nhà ( để đón gió nam mát mẻ), trồng chuối sau nhà ( để ngăn gió bấc lạnh ). Vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng, vừa tạo sinh thái xung quanh ngôi nhà.
Tư vấn thiết kế xây dựng
Hình 3 : Thiết kế không những phải đẹp mà còn phải thân thiện với môi trường.
2.9 Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
Dự toán là ược lập cho từng công trình trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng. Dự toán công trình được lập là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình, là cơ sở để xác định giá trị để giao nhận thầu xây lắp.
Ước lập là ước lượng và lập bảng dự toán, ví dụ như giá xi măng lên xuống khác thường thì mình lấy khoảng trung bình thôi, sau đó rồ lập bảng dự toán tổng chi phí cho công trình

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *