Thuyết minh biện pháp thi công đường giao thông nông thôn

Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo Thuyết minh biện pháp thi công đường Giao thông nông thôn Lai Châu.


Mật khẩu : Cuối bài viết

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Hồ sơ xây dựng.com :
1. Mẫu bản vẽ cấp thoát nước
2. Báo giá thiết kế cấp thoát nước
3. Báo giá thi công cấp thoát nước

 

THUYẾT MINH

 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

 DỰ ÁN ĐƯỜNG NẬM CHA – NGÀI TRỒ – HUYỆN SÌN HỒ – LAI CHÂU

(KM0+00 -:- KM13+782)

 

GÓI THẦU SỐ 03 (GÓI THẦU XÂY LẮP): KM5+782 -:- KM13+782

PHẦN I

GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG CỦA

DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU

`

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN:

1. Mục tiêu của dự án:

– Công trình đường Nậm Cha – Ngài Trồ sau khi thi công xong, đưa vào sử dụng sẽ tạo ra mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ và khép kín trong khu vực, nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới quy hoạch Giao thông nông thôn của tỉnh Lai Châu.

 GÓI DỊCH VỤ COMBO  GIÁ: 200.000đ (Gồm 1.85GB bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công) Bạn muốn mua thư viện bản vẽ biện pháp thi công kèm thuyết minh COMBO bên mình, hãy bấm vào link phía bên phải để xem trước thư viện COMBO gồm những bản vẽ gì bạn nhé. MUA THƯ VIỆN COMBO 1.85GB
GÓI DỊCH VỤ BÁN LẺ BẢN VẼ BPTC Bạn muốn mua lẻ từng bản vẽ biện pháp thi công click vào bên phải

MUA LẺ BẢN VẼ BPTC

 (HỖ TRỢ MUA BẢN VẼ BIỆN PHÁP QUA ZALO: 0904873388)

– Tạo điều kiện cho việc di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, với mục đích ổn định các khu dân cư trong vùng. Là cầu nối về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các vùng trong khu vực.

 

– Hệ thống đường giao thông nông thôn toàn khu vực nói chung và công trình đường Nậm Cha – Ngài Trồ nói riêng khi đưa vào khai thác, sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng TĐC Thuỷ điện Sơn La phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, ổn định đời sống để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời tiếp cận được các dịch vụ văn hoá xã hội và văn minh đô thị.

– Hình thành mạng lưới vận tải bằng xe cơ giới, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức sản xuất tại xã và liên vùng… nhằm khai thác thế mạnh của từng hình thức kinh doanh và phương tiện vận tải.

     2. Vai trò của dự án

– Tuyến Nậm Cha – Ngài Trồ, thuộc địa phận huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu, là tuyến đường được xây dựng mới nối liền 2 điểm TĐC Chiêng Lồng và Ngài Trồ, điểm đầu tuyến được nối vào điểm TĐC Chiêng Lồng, và điểm cuối tuyến được kết thúc tại điểm TĐC Ngài Trồ.

Hiện tại, trong khu vực xây dựng tuyến đường chưa được đầu tư đường giao thông, hệ thống đường giao thông trong khu vực chủ yếu là đường mòn, đường dân sinh với bề rộng nền đường từ 1,0 – 1,5m, có độ dốc dọc lớn. Loại đường này chỉ phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và ngựa thồ, còn xe máy và các loại phương tiện cơ giới khác chưa đáp ứng được vì lý do trơn lầy, cua gấp, độ dốc dọc lớn. Với thực trạng như vậy, đời sống về mặt kinh tế, văn hoá – xã hội của nhân dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Trong khi đó, các điểm tái định cư của xã Nậm Cha lại phải di chuyển với số hộ dân lớn, việc di chuyển theo kế hoạch của dự án cũng như bình ổn cuộc sống sau đó gặp không ít trở ngại.

 

– Tuyến Nậm Cha – Ngài Trồ nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển dân cư trong vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La. Việc đầu tư xây dựng mới tuyến đường Nậm Cha – Ngài Trồ theo tiêu chuẩn đường cấp A* – GTNT để góp phần đẩy nhanh tiến độ di dân TĐC Thuỷ điện Sơn La và để phục vụ các hộ dân tại các điểm TĐC sớm ổn định cuộc sống. Khi xây dựng xong, đưa vào khai thác, sử dụng, nó sẽ là tuyến đường nối liền các điểm TĐC với nhau và nối liền trung tâm các xã trong vùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – giao lưu buôn bán giữa các huyện Sìn Hồ, huyện Than Uyên và thị xã Lai Châu.

     1. Nội dung cơ bản của dự án như sau:

– Tên chủ đầu tư: Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.

– Tên Gói thầu: Gói thầu xây lắp số 3 (Từ Km5+782m – Km13+782m) công trình: Đường Nậm Cha -:- Ngài Trồ huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu.

– Địa điểm xây dựng công trình: Xã Nậm Cha – huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu.

– Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.

2. Quy mô các hạng mục:

* Về quy mô:

Thi công xây dựng công trình: Gói thầu số 3 (Từ Km5+782m – Km13+782m) Đường Nậm Cha -:- Ngài Trồ huyện Sìn Hồ – Tỉnh Lai Châu với tiêu chuẩn đường GTNT loại B với:

+ Bề rộng nền đường Bn = 4,0m (Không kể đường cong mở rộng).

+ Bề rộng mặt đường Bm= 3,0m

+ Chiều rộng lề đường Bl = 2×0,5m.

+ Độ dốc ngang mặt đường Im = 4%.

+ Độ dốc ngang lề đường Il = 5%.

+ Bề rộng rãnh dọc Br = (0,5+0,2)x0,3m.

+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu Rmin ³ 15m.

+ Dốc dọc tối đa Imax £ 10%; Icb = 12%.

    – Kết cấu mặt đường:

+ Những đoạn có độ dốc dọc I £ 8%: Cấp phối sỏi suối h = 20cm

+ Những đoạn có độ dốc dọc 8% < I £ 12%: Cấp phối đá dăm kẹp đất h = 20cm

– Hệ thống công trình thoát nước:

+ Cống thoát nước thiết kế vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H13-X60

+ Rãnh thoát nước dọc thiết kế rãnh hở tiết diện hình thang, mặt rộng 0,7m; đáy rộng 0,3m; sâu 0,3m. Những đoạn tuyến có độ dốc dọc > 6% được thiết kế gia cố bằng BTXM dày 12cm.

– Hệ thống kè:

+ Tại các vị trí đắp  cao, có độ dốc ngang lớn được bố trí xây dựng kè BT hoặc kè rọ thép xếp đá hộc. Bao gồm:

+ Từ Km6+977,15 – Km7+12,48m có chiều dài L = 28m.

+ Từ Km7+209,57 – Km7+240,23m có chiều dài L = 16m.

– Tổng chiều dài tuyến L = 8,0 Km.

* Đặc điểm địa hình, địa chất, khí hậu thuỷ văn của vùng tuyến đi qua.

+ Đặc điểm địa hình

– Tuyến đường đi qua khu vực có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng đặc trưng là thung lũng và đồi núi cao với nhiều khe tụ thuỷ đổ xuống từ sườn đốc, tuyến được triển khai bám theo sườn đồi, tuyến đi qua các thôn bản đã có. Độ dốc ngang lớn, trung bình là 70%.

+ Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

– Nằm trong địa bàn tỉnh Lai Châu, là một tỉnh đồi núi nên tình hình khí hậu khu vực cũng mang các nét đặc trưng, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4.

– Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24-25oC, Những tháng giữa mùa đông khá lạnh có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2) nhiệt độ xuống dưới 20oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình khoảng 18-19oC. Mùa hạ có tới 3-4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 30oC (từ tháng 4 – đến tháng 8). Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 34oC.

– Lượng mưa trung bình năm trong khu vực khoảng 2.200 – 2.500mm. Mùa mưa kéo dài 06 tháng, bắt đầu từ tháng 07 và kết thúc vào tháng 12. Ba tháng mưa lớn nhất là vào tháng 8, 9, 10. Chế độ mưa biến động mạnh.

– Độ ẩm trung bình năm của khu vực tuyến đi qua khoảng 83-84%. Mùa ẩm ướt kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 có độ ẩm trên dưới 90%. Thời kỳ ẩm nhất là các tháng cuối mùa đông. Biên độ dao động độ ẩm giữa các tháng ẩm nhất và khô nhất đạt tới 18-19%.

* Đặc điểm địa chất:

Địa chất ổn định cho xây dựng công trình. Nền móng của các hạng mục chủ yếu là đất C3; C4; Đá C3 và đá C4.

II. CÁC CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

– Căn cứ vào Thông báo mời thầu kèm theo Hồ sơ mời thầu ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Ban QLDA BTDD TĐC huyện Sìn Hồ.

– Căn cứ vào Hồ sơ thiết kế Bãn vẽ thi công được duyệt.

– Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ IV.

– Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

+ Hướng dẫn Xây dựng pha trộn và sử dụng vữa XD    TCVN  4459-1987

+ Nghiệm thu các công trình xây dựng                      TCVN 371:2006

+ Công tác hoàn thiện mặt bằng xây dựng                         TCVN 4561-1988

+ Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu        TCVN 4447-1987

+ Thi công và nghiệm thu công tác nền móng           TCXD 79-1980

+ Kết cấu gạch đá, quy phạm thi công và nghiệm thu    TCVN 408-1985

+ Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối.                     TCVN 4053-1995

+ Nước cho bê tông và vữa, yêu cầu kỹ thuật            TCVN 4506-1987

+ Quy trình thí nghiệm nước trong CT G.Thông             22TCN 61-1984

+ Kết cấu bê tông cốt thép                                              TCVN 5574-1991

+ Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên                TCVN 5592-1991

+ Bê tông nặng. Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng        TCVN 3105-1993

+ Cốt thép bê tông                                                               TCVN 4453-1995

+ Bê tông, kiểm tra đánh giá độ bền, quy định chung     TCVN 5540-1992

+ Công tác hoàn thiện trong XD.                                TCVN 5674-1992

+ An toàn cháy. Yêu cầu chung                                           TCVN 3254-1989

+ An toàn nổ. Yêu cầu chung                                      TCVN 3255-1989

+ Các quy trình quy phạm kỹ thuật khác có liên quan.

PHẦN III

BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ

CHƯƠNG 1

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

            I. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THI CÔNG

Trên cơ sở hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư, các quy định nêu trong hồ sơ thiết kế được duyệt, các quy trình thi công kiểm tra và nghiệm thu hiện hành… để đề ra biện pháp tổ chức thi công mang tính khả thi phù hợp với các điều kiện thực tế và đạt hiệu quả kinh tế cao và chất lượng công trình, các mục tiêu phải đạt được là:

– Sử dụng hiệu quả nhất năng lực hiện có của Đơn vị thi công về máy móc thiết bị máy móc cũng như trình độ cán bộ điều hành công trường và công nhân kỹ thuật được sử dụng cho công trường.

– Quá trình thi công phải đảm bảo quy trình quy phạm, các chỉ tiêu kỹ thuật phải đạt được đã nêu trong hồ sơ thiết kế.

– Đảm bảo được an toàn lao động, vệ sinh môi trường và trật tự an ninh trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.

– Đảm bảo thông xe cho các phương tiện lưu thông trên tuyến.

– Quá trình thi công với tiến độ, trình tự thi công hợp lý nhất, rút ngắn thời gian thi công nhằm nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng.

            II. BIỆN PHÁP THI CÔNG:

            1. Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổ chức thi công:

– Sau khi khảo sát hoàn chỉnh hồ sơ Nhà thầu sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức thi công và tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục công việc. Trước khi đưa vào tiến hành thi công Nhà thầu sẽ trình cho TVGS và Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt.

            2. Phương pháp thi công và lực lượng thi công:

            2.1. Phương pháp thi công:

Tuỳ vào điều kiện và hạng mục cần thi công mà nhà thầu chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp song song, tuân tự hay kết hợp.

Về mũi thi công, nhà thầu dự kiến, đối với phần nền sẽ chỉ có 1 mũi thi công duy nhất đi mở.

Trong trường hợp cho phép cũng như cần phải đẩy nhanh tiến độ, đoạn tuyến cần được phân thành đoạn nhỏ dài 0,5-:-1Km để tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền.

2.2. Lực lượng thi công:

Để thi công công trình này chúng tôi chia thành 6 đội thi công bao gồm 1 đội thi công nền đường, 2 đội thi công móng mặt đường + rãnh dọc, 2 đội thi công cầu, cống thoát nước, cống bản chìm, kè rọ đá được chia làm hai mũi thi công, 1 đội thi công công trình phòng hộ và thi công phần an toàn giao thông hoàn thiện công trình. Các mũi thi công trên các đoạn khác nhau và hoàn thành phần việc của mình dưới sự quản lý và điều hành chung của Ban điều hành công trình.

            a. Thi công nền đường:

Gồm 2 đội thi công và được chia thành hai mũi thi công.

Thi công với tổng lực lượng gồm:

+ Nhân lực: 60 người.

+ Thiết bị thi công chủ đạo.

  • 06 ô tô tự đổ 7-:-15T
  • 04 máy ủi 110-180CV
  • 02 máy đào 0.8-:-1,25m3.
  • 02 máy san 110CV
  • 02 Lu lốp 9-16T

– 02 Lu rung bánh thép 16-25T

  • 04 Lu tĩnh 6-12T
  • 08 máy khoan cầm tay
  • 02 máy nén khí 660m3/h
  • 02 Xe Stec nước 5m3
  • 10 Đầm cóc
  • 01 máy cày xới 75CV

 

  • Các biển báo hiệu đường bộ đảm bảo giao thông.
  • Các thiết bị thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình.

b. Thi công công trình thoát nước (cầu, cống TN qua đường, cống bản chìm, kè đá):

Một đội chia làm hai mũi thi công tương ứng với các mũi thi công nền đường có điều tiết cho nhau với tổng lực gồm:

+ Nhân công: 50 người.

+ Thiết bị thi công chủ đạo:

    – 06 Ôtô 10T (điều phối từ TC nền)

– 10đầm cóc (điều phối từ TC nền)

– 02 đầm bàn

– 04 máy bơm nước

– 06 đầm dùi

   –  04 máy trộn vữa 100l – 250l

– 02 đào (điều phối từ thi công nền)

– 01 búa căn phá khối BT, đá xây

– 01 cần cẩu 10T

– 04 máy hàn

– 02 máy cắt uốn thép

– Các biển báo hiệu đường bộ đảm bảo giao thông.

– Các thiết bị thí nghiệm kiêm tra chất lượng công trình.

Quá trình thi công rãnh thoát nước trên đường được thực hiện đồng thời với việc thi công nền đường.

– Phần cống thoát nước ngang, sau khi thi công nền hoặc thi công cùng với thi công nền đường, trong quá trình thi công 1/2 cống phần còn lại để đảm bảo giao thông.

            e. Thi công móng mặt đường:

Được chia làm 02 đội thi công, và thành một mũi thi công với tổng lực lượng gồm.

+ Nhân lực: 40 người:

+ Máy thiết bị thi công:

   – 08 ôtô tự đổ 10-15T.

– 02 ôtô tưới nước.

– 02 Lu tĩnh bánh sắt 6-:-12 tấn.

– 02 Lu lốp tự hành  9-:-16 tấn.

– 02 Máy nén khí 360m3/ph

– 04 Lu rung bánh sắt 16 – 25 tấn.

– 02 máy đào 0.8m3

– 02 máy san 110-:-180CV

– 02 máy ủi 110CV

 

– Các biển báo hiệu đường bộ đảm bảo giao thông.

  – Các thiết bị thí nghiệm kiêm tra chất lượng công trình.

          Trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ điều chỉnh, luân chuyển, điều phối và bổ xung lực lượng giữa các dây chuyền thi công nhằm duy trì tiến độ chung của toàn đoạn tuyến.

            3. Đảm bảo giao thông trong quá trình thi công:

Gói thầu số 3 – Dự án Xây dựng đường Nậm Cha – Ngài Trồ là một tuyến đường miền núi có nền mặt đường tương đối hẹp, trong quá trình thi công Nhà thầu có biện pháp đảm bảo giao thông như:

– Nền đường cần được phân đoạn để thi công đào, đắp dứt điểm từng đoạn.

– Công trình cầu: Đảm bảo giao thông cho các tổ đội khác thi công bằng đường tránh.

            III. TRÌNH TỰ THI CÔNG:

  1. Thi công nền mặt đường chính tuyến.

      – Phát quang, dọn dẹp mặt đường.

     – Thi công đào, đắp và lu lèn nền đường, đào rãnh đỉnh.

     – Thi công công trình thoát nước, rãnh dọc bê tông thoát nước.

     – Xây dựng rãnh biên, rãnh đỉnh.

     – Lắp đặt các công trình ATGT và các công tác hoàn thiện khác.

2. Thi công công trình thoát nước cống qua đường, cống bản chìm, kè rọ đá.

      – Chuẩn bị mặt bằng lán trại, bãi đúc tấm bản và cống các loại.

     – Xây dựng đường tránh cầu tạm (nếu cần thiết).

     – Xây dựng móng mố, lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn.

     – Làm và thả rọ đá.

     – Tiến hành lắp đặt lan can tay vịn, lớp phòng nước, khe co giãn và láng lớp bê tông trên mặt cầu.

     – Hoàn thiện các công việc khác.

            IV. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG

1. Thi công nền đường đào

Theo thiết kế, là công trình xây dựng mới, khối lượng đào đắp là rất lớn. Mặt cắt ngang nền đường có dạng hình thang, chữ L, nửa đào nửa đắp, cục bộ có một số vị trí đắp toàn bộ thân nền đường. Khối lượng thi công nền đường bao gồm: phát quang mặt bằng, đào đất, đào đá, đắp đất nền đường.

Trước khi thi công nền đường Nhà thầu làm công tác phát quang mặt bằng trong phạm vi giới  hạn thi công, phạm vi này gồm chân taluy nền đắp và đình taluy nền đào.

– Các đoạn nền đào trong đá phong hoá nhẹ, đá gốc cứng chắc: Thi công bằng biện pháp nổ phá kết hợp với máy xúc và ôtô vận chuyển vật đổ đúng vị trí quy định.

– Các đoạn nền đào trong đá phong hoá nhẹ, đất: Thi công bằng cơ giới kết hợp với nhân lực để hoàn thiện.

– Trong quá trình thi công Nhàg thầu luôn quan tâm đến biện pháp thoát nước và các biện pháp đảm bảo an toàn, đảm bảo giao thông.

          2. Thi công nền đường đắp

– Các đoạn nền đắp mới trên đất ruộng, đất hữu cơ… phải tiến hành vét hữu cơ trước khi đắp.

– Các đoạn nền đường đắp trên sườn dốc >11o hoặc nền đường đắp cạp rộng phải tiến hành đánh cấp trước khi đắp.

– Đất đắp được đắp theo từng lớp với bề dày sau khi lu lèn không quá 30cm. Đạt độ chặt yêu cầu mới được đắp lớp tiếp theo.

          3. Thi công mặt đường

– Mặt đường được thi công sau khi nền đường đã đạt các yêu cầu về hình học và độ chặt.

– Thi công mặt đường bao gồm thi công thi công thi công mặt đường cấp phối sỏi suối và mặt đường đá dăm kẹp đất (tại các đoạn có độ dốc dọc lớn).

– Thi công các lớp móng mặt đường theo các quy trình thi công và nghiệm thu hiện hành. Việc thi công lớp trên chỉ được tiến hành sau khi đã nghiệm thu lớp dưới đạt yêu cầu.

          4. Thi công cống:

– Quá trình thi công cống được kết hợp với quá trình thi công nền mặt đường. Bao gồm: thi công cống bản chìm 2×2; 4×4; các cống bản 75, 100; Thi công cống tròn D75, cống tròn D100, cống tròn D150 và cống tròn D200.

– Trong quá trình thi công phải có biện pháp thoát nước và bảo vệ hố móng.

– Các ống cống được đúc sẵn ở bãi đúc. Móng cống, tường đầu, tường cánh… và thân cống hộp loại lớn được thi công đổ bêtông tại chỗ.

– Dùng nhân lực và đầm cóc để đắp đất hai bên ống công và trên cống.

– Phải có rào tạm, biển báo tạm và người hướng dẫn giao thông trong quá trình thi công.

5. Thi công tường chắn, rãnh dọc, rãnh xương cá.

– Rãnh dọc được thiết kế đào hở cho nền đường đào, mặt rãnh rộng 0,7m, mặt đáy rộng 0,3m, chiều sâu rãnh 0,3m và ta luy rãnh là 1/0,5.

– Rãnh thoát nước dọc được thi công song song cùng với quá trình thi công nền đường đảm bảo nền có thể thoát nước được ngay sau khi thi công xong. Tại một số vị trí xung yếu có nguy cơ xói hoặc đối với đoạn tuyến có id>6%, rãnh được thiết kế và thi công là dạng rãnh gia cố BTXM M150 dạng hình thang.

          5. Biện pháp đảm bảo chất lượng xây lắp

Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình là nội dung được quan tâm hàng đầu, Nhà thầu sẽ áp dụng mọi biện pháp để duy trì thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo tốt chất lượng và tiến độ thi công.

– Bố trí ban điều hành công trường: có lực lượng đủ mạnh gồm những cán bộ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, đã từng chỉ đạo thi công các công trình yêu cầu kỹ thuật cao và các công trình có tính chất tương tự như công trình dự thầu. Đây chính là đầu mối để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chất lượng, tiến độ công trình. Bộ phận này được trang bị đủ các thiết bị để kiểm tra giám sát gồm: Các loại máy quang học, thước thép… và dụng cụ thí nghiệm hiện trường. Thiết lập phòng thí nghiệm trung tâm với đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu của Dự án.

– Các phân đội thi công: Bố trí cán bộ chỉ huy thi công, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm phụ trách tất cả các mũi thi công được trang bị đủ thiết bị kiểm tra và thí nghiệm hiện trường.

– Công tác giám định chất lượng duy trì thường xuyên, liên tục, có sổ ghi.

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 2

NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU

            Tất cả nguyên vật liệu sử dụng cho công trình đều được thí nghiệm và kiểm tra chất lượng phù hớp với các tiêu chuẩn hiện hành và có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

– Đất đắp nền: Được tận dụng trong quá trình đào, đem đi thí nghiệm trình với Tư vấn giám sát trước khi đưa vào sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5747-93, TCVN 4447-87.

– Đá các loại: Được khai thác tại mỏ Km5, vận chuyển tới chân công trình. Nhà thầu đã khảo sát và thấy rằng trữ lượng đá tại mỏ trên đảm bảo cho việc cung cấp cho toàn bộ công trình, đơn vị thi công sẽ lấy mẫu từng loại về làm thí nghiệm và trình kết quả thí nghiệm đó với Kỹ sư TVGS trước khi đưa vào sử dụng.

+ Đá dăm các loại: Phù hợp với TCVN 1771-87 và TCVN 1772-87.

+ Cấp phối đá dăm: Các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp 22TCN 252-1998. Với cấp phối sỏi suối được khai thác tại suối Nậm Mạ, vận chuyển trung bình 13Km tới chân công trình. Trữ lượng đảm bảo cung cấp cho công trình.

– Nước cho thi công và sinh hoạt: Qua kết quả điều tra trong khu vực, nước sử dụng cho thi công và sinh hoạt có thể khai thác tại các suối trong khu vực dọc hai bên tuyến, dùng xe Stéc vận chuyển về bể chứa phù hợp với TCVN 5406-87.

– Xi măng dùng xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn, VinaKansai hoặc các loại xi măng khác có chất lượng tương đương, mua tại đại lý nơi gần nhất, vận chuyển tới chân công trình phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682-92, TCVN 4029-85 đến 4032-85.

– Cọc tiêu, cột Km, cọc, bó vỉa, cống các loại và các cấu kiện đúc sẵn khác được sản xuất tại bãi đúc cấu kiện của công trường.

– Biển báo phản quang, cột đỡ được gia công tại cơ sở sản xuất chuyên ngành tại Hà Nội vận chuyển đến công trường lắp đặt.

– Cát các loại: Được khai thác tại mỏ suối Nậm Mạ, hoặc các mỏ khác (nếu có) gần khu vực, vận chuyển đến công trình, chất lượng mỏ cát phù hợp với TCVN 1770-86, TCVN (342-:-344)-86.

– Thép: Sử dụng thép Thái Nguyên hoặc loại thép có chất lượng tương đương và được mua tại đại lý, vận chuyển đến chân công trình, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4453-87.

Nhà thầu luôn có kế hoạch dự trù đầy đủ khối lượng vật tư, vật liệu đảm bảo cung cấp đầy đủ và đúng lúc cho công trình. Để đáp ứng được điều này trong quá trình chuẩn bị thi công các mỏ vật liệu dự kiến sẽ được khai thác để thi công công trình, được đánh giá chính xác trữ lượng và khả năng cung cấp cho công trình, sau đó lấy mẫu để làm thí nghiệm từ đó có được chứng chỉ vật liệu trình tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án duyệt. Nếu đạt yêu cầu thì liên hệ với cơ quan chức năng để làm thủ tục và hợp đồng khai thác và thu mua vật tư và vật liệu cho công trình với khối lượng đảm bảo cung cấp đầy đủ cho công trình trong suốt quá trình thi công.

– Xây dựng các bãi chứa, nhà kho để dự trữ vật tư, vật liệu cho công trình.

– Đất đào được vận chuyển ngang và dọc tuyến để đắp, phần còn lại vận chuyển đổ thải đến vị trí được Tư vấn giám sát chỉ định và chấp thuận mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

PHẦN IV

BIỆN PHÁP THI CÔNG

CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG 1

CHUẨN BỊ THI CÔNG

            Chuẩn bị thi công là công tác hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công của nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, nhằm đưa ra những phương án tối ưu để thực hiện.

Trình tự chuẩn bị thi công của Nhà thầu Doanh nghiệp Xây dựng và Thương mại tư nhân Thái Sơn tỉnh Điện Biên gồm có:

a. Chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công:

– Thoả thuận thống nhất với các cơ quan có liên quan về việc kết hợp sử dụng năng lực thi công như Chủ đầu tư, xã Nậm Cha – nơi xây dựng công trình, hệ thống điện, nước, khảo sát tình hình khu vực thi công công trình…

– Giải quyết vấn đề sử dụng sẵn có vật liệu và nhân lực của địa phương.

– Tìm kiếm lực lượng lao động, các tổ đội thi công: tổ thi công nền, tổ thi công mặt, cầu, cống, rãnh thoát nước và khai thác vật liệu xây dựng theo trình độ chuyên môn và số lượng nhân lực theo yêu cầu của gói thầu.

– Ký hợp đồng kinh tế giao nhận thầu theo quy định của Nhà nước về giao nhận thầu xây lắp.

– Nhà thầu doanh nghiệp Xây dựng và Thương mại Thái Sơn sẽ nghiên cứu khảo sát lại thực địa, lập thiết kế tổ chức thi công, nghiên cứu kỹ lưỡng bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt và dự toán, áp dụng vào điều kiện xây dựng tại nơi thi công xây dựng công trình.

– Chuẩn bị những điều kiện thi công trong mặt bằng công trường bao gồm:

+ Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công;

+ Giải phóng mặt bằng, chặt cây, phát bụi trong phạm vi thiết kế quy định.

+ Lập lán trại tại công trường (tuỳ vào điểm thi công) và lập lán trại, mặt bằng khu vực khai thác vật liệu xây dựng (tại Km5), nghiên cứu kho bãi trung chuyển vật liệu, bãi đúc cấu kiện, nghiên cứu tình hình thông tin liên lạc (do vị trí tuyến nhiều điểm không có sóng điện thoại, nhà thầu đã khảo sát và nhận thấy chỉ tại một số điểm có sóng của Viettel Mobile), nghiên cứu nguồn nước thi công và sinh hoạt.

+ Đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy và trang thiết bị chữa cháy, trang thiết bị chống nổ, những phương tiện liên lạc và còi hiệu chữa cháy.

+ Nhà thầu đã nghiên cứu và tính toán, công trình tạm không được xây dựng trên vị trí công trình chính, không được gây trở ngại cho việc thi công công trình chính và phải tính toán đến hiệu quả kinh tế. Riêng công trình tạm tại bãi khai thác vật liệu sẽ phục vụ cho cả quá trình khai thác, các nhà tạm còn lại tuỳ thuộc vào thời điểm thi công để di chuyển cho phù hợp với mặt bằng thi công xây dựng. Để đạt được yêu cầu đó, nhà thầu Doanh nghiệp XD&TM TN Thái Sơn sẽ đặc biệt chú trọng áp dụng những kiểu nhà tạm dễ tháo lắp, cơ động và kết hợp sử dụng những công trình sẵn có ở địa phương (nếu có).

– Về hệ thống đường thi công, nhà thầu sẽ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa đường xá vận chuyển vật liệu đến chân công trình, đảm bảo đường sử dụng được bình thường trong suốt quá trình thi công. Tuyến đường này nhà thầu đã khảo sát và nhận thấy chủ yếu là đoạn đường vận chuyển vật liệu từ Suối Nậm Mạ và đường vận chuyển vật liệu đá từ Km5.

– Nhà thầu sẽ sử dụng nguồn điện tạm thời trong suốt quá trình thi công từ máy phát điện di động và máy phát điện diezen (được trình bày cụ thể ở phần dưới).

– Máy nén khí để phục vụ cho quá trình thi công và khai thác vật liệu được nhà thầu sử dụng 04 máy nén khí công suất 660m3/h.

– Nhà thầu sẽ dự tính và lập sơ đồ hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc trong suốt quá trình thi công.

– Nhà thầu chúng tôi, Doanh nghiệp XD&TM TN Thái Sơn tỉnh Điện Biên, nếu trúng thầu, sẽ chỉ tiến hành khởi công xây lắp những khối lượng công tác chính của công trình khi đã làm xong những công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho thi công những công tác xây lắp chính và đảm bảo đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của Nhà nước hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành xây dựng.

          2. Công tác cung ứng vật tư, kỹ thuật

Căn cứ vào quy trình công nghệ và tiến độ thi công xây lắp do Nhà thầu chúng tôi lập, Doanh nghiệp XD&TM TN Thái Sơn sẽ nghiên cứu công tác cung ứng vật tư – kỹ thuật. Công tác này nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và đúng lúc các kết cấu, cấu kiện và vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật… đảm bảo phục vụ thi công liên tục không bị gián đoạn, tập trung dứt điểm nhằm đưa nhanh công trình vào khai thác sử dụng theo đúng tiến độ đề ra.

Để đạt được mục tiêu trên, công tác cung ứng vật tư kỹ thuật phải:

– Cung cấp đầy đủ và đồng bộ những vật tư – kỹ thuật cần thiết theo kế hoạch – tiến độ thi công, không phụ thuộc vào nguồn cung cấp.

– Nâng cao mức độ chế tạo sẵn thiết bị, cấu kiện bằng cách tăng cường tổ chức sản xuất tại công xưởng (ví dụ như một số thiết bị thép, cọc H, cọc Km, biển báo đường v.v…). Nhà thầu sẽ tiến hành lập các công xưởng, kho tàng, bến bãi các phương tiện bốc dỡ, vận chuyển phù hợp với yêu cầu đặt ra.

– Cung cấp đồng bộ kết cấu, cấu kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật… tới mặt bằng thi công theo đúng tiến độ.

– Lập nhà kho chứa các loại vật tư – vật liệu – thiết bị phục vụ thi công xây lắp theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành về diện tích kho tàng và định mức dự trữ sản xuất.

– Việc bảo quản vật liệu, thiết bị xây dựng, kết cấu xây dựng, cấu kiện… được Nhà thầu Doanh nghiệp Thái Sơn triển khai theo đúng các tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước và các điều kiện kỹ thuật hiện hành về công tác bảo quản vật tư, vật liệu.

– Trong nội bộ thi công giữa phòng cung ứng vật tư kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng kế toán và ban điều hành thi công tại công trường cũng như các nhà cung ứng với ban điều hành tại công trường, khi giao nhận vật tư, vật liệu, thiết bị v.v… phải xem xét đến số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Đặc biệt phải nghiên cứu, so sánh với các tiêu chuẩn quy phạm về vật liệu, vật tư hiện hành của Nhà nước. Khi phát hiện vật tư, thiết bị không đảm bảo chất lượng, công trường có quyền từ chối không nhận vật tư đó. Nhà thầu Doanh nghiệp XD&TM TN Thái Sơn cam kết chỉ sử dụng vật tư – vật liệu đảm bảo chất lượng vào thi công công trình.

– Nhu cầu cung ứng vật tư, thiết bị gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn hoàn thành từng công việc và xác định trên cơ sở khối lượng công tác (căn cứ vào thiết kế – dự toán công trình), những định mức sử dụng, tiêu hao vật tư và dự trữ sản xuất.

Trong quá trình tính toán nhu cầu cung ứng trên, Nhà thầu Doanh nghiệp XD&TM TN Thái Sơn sẽ chú ý tới hao hụt trong vận chuyển, bốc dỡ, cất giữ, bảo quản và thi công theo đúng định mức hiện hành. Đồng thời, ban ISO của Doanh nghiệp sẽ nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm bớt chi phí hao hụt ấy.

– Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên kiểm tra tồn kho vật tư, thiết bị và giữ mức dự trữ vật tư phù hợp với các định mức hiện hành.

          3. Cơ giới trong xây dựng

– Nhà thầu Doanh nghiệp Thái Sơn sẽ nghiên cứu và sử dụng những phương pháp và phương tiện cơ giới có hiệu quả nhất, đảm bảo có năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đồng thời giảm nhẹ được các công việc nặng nhọc.

– Nhà thầu sẽ nghiên cứu trong quá trình sử dụng cơ giới trong xây lắp thi công công trình, chú trọng tới tính chất đồng bộ của thiết bị máy móc thi công và sự cân đối về năng suất giữa máy chủ đạo và máy phụ thuộc trong từng giai đoạn xây lắp. Ví dụ, có giai đoạn máy đào là máy chủ đạo, có giai đoạn máy ủi là máy chủ đạo (trong thi công nền), nhưng có những giai đoạn ôtô vận chuyển vật liệu lại là máy chủ đạo (khi thi công mặt).

– Khi lựa chọn những phương tiện cơ giới và tiến hành cơ giới hoá toàn bộ phải được tiến hành trên cơ sở so sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các phương án cơ giới hoá. Các phương án phải phù hợp với công nghệ thi công xây lắp và đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, khối lượng và công việc được giao. Nhà thầu sẽ tính toán những chỉ tiêu hao phí lao động khi sử dụng cơ giới và phương án sử dụng thủ công tại một số phần công việc trên cơ sở tối đa hoá cơ giới xây dựng.

Cơ cấu dàn máy và số lượng máy cần thiết được xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thi công trong một thời gian nhất định (thời gian kế hoạch).

– Nhu cầu về phương tiện cơ giới cầm tay được xác định riêng theo kế hoạch và tiến độ thi công.

– Nhà thầu sẽ nghiên cứu, tính toán, kiểm tra và đưa ra phương án bổ sung để đánh giá hiệu quả sử dụng máy, trên cơ sở các chỉ tiêu chính sau:

+ Chỉ tiêu sử dụng số lượng máy.

+ Chỉ tiêu sử dụng máy theo thời gian (theo thời gian dương lịch và theo hệ số sử dụng máy trong 1 ca làm việc…)

            5. Giải pháp mặt bằng

Do công trình thi công tuyến mới nên lán trại của BCH công trình và lán trại tạm của công nhân thi công sẽ phải di chuyển sau 1 khoảng thời gian nhất định để thi công vị trí mới, trừ một số hạng mục thi công tại chỗ như cống, kè, tường chắn hay khu khai thác vật liệu.

CHƯƠNG 2

THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG

            I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG

            1. Giải pháp mặt bằng

Do công trình thi công tuyến mới nên lán trại của BCH công trình và lán trại tạm của công nhân thi công sẽ phải di chuyển sau 1 khoảng thời gian nhất định để thi công vị trí mới, trừ một số hạng mục thi công tại chỗ như cống, kè, tường chắn hay khu khai thác vật liệu.

Với mặt bằng hiện trạng, sau khi nhận bàn giao mặt bằng và có lệnh khởi công của Chủ đầu tư, đơn vị sẽ tiến hành chọn các vị trí để đặt làm nơi tập kết máy móc thiết bị và làm việc của BCH công trường, tiến hành thu dọn vệ sinh mặt bằng thi công, tất cả các tạp chất rác thải được đưa ra khỏi mặt bằng công trình đúng nơi quy định của địa phương. Tiến hành thiết kế mặt bằng tổ chức thi công sơ đồ lán trại giao thông, bãi tập kết vật tư vật liệu, điện nước thi công, trình chủ đầu tư xem

2. Giải pháp thi công

Với khối lượng công việc tương đối lớn, tiến độ bàn giao công trình là 11 tháng (330 ngày); nhà thầu Doanh nghiệp XD&TM TN Thái Sơn sẽ lựa chọn và đưa ra giải pháp thi công theo phương pháp tuần tự kết hợp với xen kẽ công việc theo các giai đoạn thi công nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật, nhằm sử dụng được nhiều nhân lực và máy móc nhất để đẩy nhanh tiến độ thi công và bàn giao công trình một cách nhanh nhất;

Thi công các hạng mục trên công trình được lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết cụ thể cho từng hạng mục, việc tổ chức lực lượng lao động, phương tiện cơ giới, máy móc vật tư vật liệu, phương tiện thi công, kỹ thuật thi công được lên phương án cụ thể chi tiết. Với phương châm thi công công trình đảm bảo chất lượng, nhanh, an toàn.Việc lập ra các biện pháp kỹ thuật thi công công trình là một công việc rất quan trọng, được nhà thầu chúng tôi coi trọng hàng đầu, công việc này được thực hiện bởi các Kỹ sư có trình độ và kinh nghiệm thực tế trong công tác xây dựng nhất là các công trình về giao thông.

* Giải pháp cốp pha dàn giáo: Với yêu cầu của gói thầu, nhà thầu sử dụng hai loại ván khuôn là ván khuôn thép và ván khuôn gỗ. Trong đó, ván khuôn thép là một phần không thể thiếu để thi công ống cống đúc sẵn, ván khuôn gỗ kết hợp với ván khuôn định hình để thi công tấm bản đúc sẵn và các cấu kiện bê tông khác.

3. Bố trí tổng mặt bằng thi công

– Sau khi định vị các hạng mục công trình, nhà thầu lựa chọn vị trí để xây dựng lán trại, kho bãi tập kết máy móc thiết bị và vật liệu thi công công trình, các hệ thống điện, nước bể chứa, bãi gia công sắt thép, bãi đúc cấu kiện bê tông đúc sẵn… trên mặt bằng công trường. Ngoài số lượng máy để thi công, đặt tại hiện trường và chỉ về bãi tập kết để bảo dưỡng, sửa chữa thì nhà thầu sẽ tính toán để đặt xưởng gia công thép, bãi đúc bê tông, bãi khai thác vật liệu…

a. Xưởng gia công cốt thép và hàn

– Phần sắt thép của công trình nhà thầu bố trí cho công nhân gia công và lắp dựng cốt thép trực tiếp tại công trường, gần các vị trí thi công để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp đặt về sau.

Nhà thầu sẽ  bố trí các máy để thực hiện công việc gia công cốt thép:

Xi măng được sử dụng cho xây một số phần việc như đúc cấu kiện bê tông đúc sẵn ống cống, xây tường chắn, rãnh thoát nước, đổ mố, móng, mũ… và các cấu kiện khác của cống…

Nhà thầu sẽ tính toán cụ thể khối lượng từng phần việc để bố trí lượng xi măng tại kho cho hợp lý, đảm bảo quá trình thi công được diễn ra liên tục, hợp lý, không để dư thừa nhiều hay thiếu hụt lượng xi măng cũng như vật tư, vật liệu khác trong quá trình thi công.

Kết cấu kho xi măng, sắt thép có quy mô như văn phòng công trường tường thưng tôn, hoặc tấm thép mỏng, nền tôn cao láng vữa XM. Diện tích kho khoảng 50m2. Khi bãi đúc phải di chuyển do đặc trưng của tuyến, nhà thầu vẫn phải dựng một kho khác để bảo quản xi măng có kết cấu tương tự.

g. Bãi vật liệu rời.

Do phạm vi công trường chật hẹp (dọc theo hướng thi công của tuyến) phương tiện ra vào thường xuyên, nhà thầu sẽ tập kết và bố trí bãi vật liệu dần trên công trường theo tiến độ thi công để không làm ảnh hưởng đến việc giao thông và các thao tác thi công trên công trường, sao cho vật liệu tại công trường luôn đảm bảo thi công liên tục.

Ngoài các loại vật liệu rời đặt tại bãi đúc, nhà thầu sẽ phải vận chuyển và đặt trực tiếp tại các hạng mục thi công ngoài tuyến với khối lượng căn cứ vào khối lượng thi công.

h. Khu vệ sinh công trường

Khu vệ sinh công trường được bố trí tại 01 góc sao cho đảm bảo cuối hướng gió và ở vị trí khuất, có hệ thống ống dẫn nước vệ sinh và có hố chứa, hố lọc đảm bảo theo quy định vệ sinh môi trường để thải ra rãnh thoát nước chung.

 

            II. THI CÔNG CHI TIẾT NỀN ĐƯỜNG

            1. Khôi phục cọc và xác định phạm vi thi công

Trước khi bắt đầu xây dựng nền đường phải:

– Khôi phục tại thực địa những cọc chủ yếu xác định vị trí tuyến đường thiết kế.

– Đo đạc, kiểm tra và đóng thêm cọc phụ tại những đoạn cá biệt để tính khối đất và điều hành thi công được chính xác hơn.

– Kiểm tra cao độ thiên nhiên ở những cọc đo cao cũ trên các đoạn cá biệt và đóng thêm các cọc đo cao tạm thời.

– Ngoài ra trong khi khôi phục lại tuyến đường có thể phải chỉnh tuyến ở một số đoạn để làm cho tuyến được tốt hơn hoặc giảm bớt được khối lượng công tác. Việc điều chỉnh tuyến tại thực địa đều phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

     – Ở trên đường cong đóng các cọc nhỏ, khoảng cách giữa chúng tuỳ theo bán kính đường tròn mà lấy như sau:

     – R <100m khoảng cách các cọc là 5m.

     – R từ 100 đến 500m khoảng cách các cọc là 10m.

     – R > 500m khoảng cách các cọc là 20m .

          Để cố định đỉnh đường cong, thường dùng các cọc đỉnh, cọc đỉnh được chôn ở trên đường phân giác và cách đỉnh đường cong 0.5m trên cọc có ghi số đỉnh đường cong, bán kính, tiếp tuyến và phân cự, mặt ghi hướng về phía đỉnh góc. Ngay tại đỉnh góc và đúng dưới quả dọi của máy, đóng thêm cọc khác cao hơn mặt đất 10cm.

Trường hợp góc có phân cự bé thì đóng cọc to ở trên đường tiếp tuyến kéo dài khoảng cách giữa chúng là 20m.

Khi khôi phục tuyến đặt thêm các mốc cao độ phụ để thuận tiện trong quá trình thi công, khoảng cách giữa chúng bằng tuỳ thuộc theo địa hình từ (0.5 – 1 Km). Ngoài ra còn đặt mốc đo cao độ ở nơi có công trình cầu, cống…

Các mốc đo cao được chế tạo trước và chôn chặt ở đất hoặc lợi dụng vật cố định như thềm nhà (nếu có), các tảng đá to trồi lên mặt đất v.v… khi chuyền mốc phải mời Kỹ sư tư vấn giám sát cùng đo và bình sai kết quả đo. Trên các mốc đo cao đều đánh dấu chỗ đặt mia bằng cách đóng đinh hoặc vạch sơn. Để giữ được các cọc 100m (H) trong suốt thời gian thi công, cần dời nó ra khỏi phạm vi thi công. Trên các cọc này đều ghi thêm khoảng cách dời chỗ.

Trong quá trình khôi phục tuyến đường còn phải định phạm vi thi công là những chỗ cần phải chặt cây cối, chỗ đặt mỏ đất v.v… Ranh giới của phạm vi thi công được đánh dấu bằng cách đóng cọc hoặc bằng các biện pháp khác. Cần vẽ sơ đồ phạm vi thi công có ghi đầy đủ ruộng vườn, đồi cây… Các công trình phải dời hoặc phá để đưa các cơ quan có trách nhiệm duyệt và tiến hành công tác đền bù.

      2. Công tác lên khuôn đường:

Công tác lên khuôn đường (công tác lên ga) nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công đúng thiết kế. Tài liệu để lên khuôn đường là bản vẽ mặt cắt dọc, mặt bằng và mặt cắt ngang nền đường.

Trong quá trình thi công các cọc lên khuôn đường có thể bị mất do đó cần phải dời ra khỏi phạm vi thi công. Ngoài ra còn dùng các máy thuỷ bình, các dụng cụ đo để kiểm tra hình dạng và độ cao nền đường trong quá trình thi công.

Với nền đắp công tác lên khuôn đường bao gồm việc xác định độ cao đắp đất tại trục đường và mép đường, xác định chân ta luy và giới hạn thùng đấu (nếu có). Các cọc lên khuôn đường ở nền đắp thấp được đóng tại vị trí cọc 100m và cọc phụ, ở nền đắp cao được đóng cách nhau 5-10m và ở đường cong cách nhau 5-10m.

Đối với nền đào các cọc lên khuôn đường phải rời khỏi phạm vi thi công, trên các cọc này phải ghi lý trình và chiều sâu đào đất, sau đó phải định được mép taluy nền đào. Trong quá trình đào thường xuyên đặt các thước taluy để kiểm tra độ dốc ta luy trong suốt quá trình thi công, khi đào đất đến gần độ sâu thiết kế thì cần phải xác định chính xác độ cao nền đào bằng cách đào các hố dọc theo tim đường và mép đường cho đến độ cao thiết kế rồi dùng nó để làm chuẩn.

Đối với rãnh biên, rãnh đỉnh các cọc lên khuôn được đặt tại tim, mép rãnh và cũng phải dời ra khỏi phạm vi thi công.

     3. Lựa chọn thiết bị nhân lực thi công

Máy móc thiết bị được kiểm tra tính năng kỹ thuật trước khi thi công tại công trường và được đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại. Tất cả máy móc phục vụ cho công tác thi công nền đều được kỹ thuật giám sát tại công trường lập nên biểu tiến độ thi công chi tiết và được Giám đốc điều hành phê duyệt, sau đó có sự chấp nhận của Kỹ sư Tư vấn giám sát nghiệm thu vận hành thí điểm và đưa vào vận hành cho công trình.

+ Thiết bị thi công chủ đạo.

  • 06 ô tô tự đổ 7-:-15T
  • 04 máy ủi 110-180CV
  • 02 máy đào 0.8-:-1,25m3.
  • 02 máy san 110CV
  • 02 Lu lốp 9-16T

– 02 Lu rung bánh thép 16-25T

  • 04 Lu tĩnh 6-12T
  • 08 máy khoan cầm tay
  • 02 máy nén khí 660m3/h
  • 02 Xe Stec nước 5m3
  • 10 Đầm cóc
  • 01 máy cày xới 75CV

 

– Các biển báo hiệu đường bộ đảm bảo giao thông.

– Các thiết bị thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình.

Nhân lực phục vụ cho công tác thi công nền được bố trí dựa trên biểu đồ nhân lực và phải được học qua lớp an toàn lao động và đảm bảo yêu cầu về bậc thợ.

 

 

 

CHƯƠNG 2

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Thời gian thi công sẽ không tránh khỏi gặp mưa gió bất thường vì vậy việc đảm bảo tiến độ thi công và an toàn lao động là vấn đề quan trọng trong quá trình tổ chức thi công.

– Phương thức phòng chống thiên tai của Nhà thầu dựa trên cơ sở phòng là chính để khi có xảy ra thiên tai thì thiệt hại sẽ là thấp nhất.

 

CHƯƠNG 3:

CÔNG TÁC ĐẢM BẢO

 AN NINH VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

          1. Công tác đảm bảo an ninh xã hội

– Cử cán bộ thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp đảm bảo an ninh – trật tự xã hội chung.

+ Lập các biển báo giờ nổ mìn và các hiệu lệnh nổ mìn.v.v.. tại các vị trí thi công của người chỉ huy công tác nổ phá.

– Đăng ký với công an phòng chữa cháy để huấn luyện nghiệp vụ và phối hợp hành động khi có hoả hoạn.

 

PHẦN VI

KẾT LUẬN CHUNG

          Căn cứ vào năng lực thực tế của đơn vị thi công. Bằng kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng dân dụng, giao thông. Nhà thầu Công ty XD&TM Thái Sơn chúng tôi cam kết thi công gói thầu xây lắp Gói thầu số 3, Công trình: Đường Nậm Cha – Ngài Trồ đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đã đề ra.

– Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào xây dựng, sử dụng các phương tiện thi công tiên tiến, hiện đại, công suất cao và chuyên dụng, cốpha đà giáo tháo lắp dễ dàng. Liên tục tăng nhân lực và máy móc thiết bị, giảm thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ (nếu có yêu cầu cần thiết) cho từng giai đoạn thi công.

Trên đây là toàn bộ nội dung Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công. Chúng tôi tin tưởng rằng bằng trình độ, kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ năng động, kỹ sư nhiều kinh nghiệm, công nhân lành nghề, bằng uy tín của một đơn vị xây dựng chuyên ngành công trình sẽ đạt chất lượng tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn và kính mong sự lựa chọn của Chủ đầu tư  – BQLDA TĐC Thuỷ điện Sơn La – huyện Sìn Hồ!

                                                Điện Biên, ngày 12  tháng 12 năm 2007

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*